Cánh bướm ép trong sách nguyên vẹn 400 năm

Một thủ thư ở Đại học Cambridge tìm thấy con bướm với màu sắc tươi tắn ép trong quyển sách cổ in vào thế kỷ 17.

Cánh bướm ép trong sách nguyên vẹn 400 năm

Con bướm ép trong quyển sách 400 năm tuổi. Ảnh: Trinity Hall.

Mẫu vật được cho là một con bướm đốm màu nhỏ, nằm bên trong bản in của cuốn sách đầu tiên về côn trùng ở Anh mang tên Nhà hát Côn trùng, xuất bản năm 1634. Con bướm có thể có niên đại lâu năm như bản thân cuốn sách, theo các chuyên gia ở trường Trinity Hall thuộc Đại học Cambridge, nơi lưu giữ bản in từ năm 1996. Mẫu vật đẹp mắt vẫn giữ nguyên màu sắc như ngày đầu tiên ép giữa những trang sách, ngay bên cạnh hình ảnh minh họa về nó.

Dù mẫu vật cây ép trong sách khá phổ biến, việc ép côn trùng tương đối hiếm gặp. Người phát hiện con bướm lẫn trong cuốn sách là thủ thư Jenni Lecky-Thompson của trường Trinity Hall.

Các chuyên gia không biết chính xác ai ép con bướm và thời điểm ép là lúc nào. Con bướm nằm ngay bên cạnh hình minh họa bằng mực đen của nó. Tuy nhiên, chắc chắn mẫu vật đã ở đó trước khi cuốn sách được đưa vào bộ sưu tập của trường Trinity Hall. “Người chủ đầu tiên có thể đã đặt con bướm này ở đó vào thế kỷ 17. Nếu đúng vậy, thật thú vị khi nó tồn tại trong quyển sách lâu đến vậy”, Lecky-Thompson chia sẻ.

Nhà hát Côn trùng là quyển sách đầu tiên xuất bản ở Anh chuyên về côn trùng, hình dáng, thói quen và môi trường sống của chúng, ngoài ra sách còn viết về các loài nhện và sâu. Bản in do gia đình của cựu sinh viên Lawrence Strangman, một nhà sưu tầm sách nhiệt thành qua đời năm 1980, quyên tặng cho trường Trinity Hall.

Theo An Khang/VNE

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.