Núi Hồng - Sông La

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh
“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Khi nói về phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Thạch Châu, đơn vị dẫn đầu về phong trào này ở huyện Lộc Hà, nhiều người nhắc mãi câu chuyện của Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Minh Quý, 12h đêm đỏ đèn trồng cây chuỗi ngọc trên tuyến đường chính của thôn. Đó là thời điểm cuối tháng 8/2021, khi thôn Minh Quý thực hiện những tiêu chí cuối cùng chuẩn bị về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu và Chi hội Phụ nữ thôn nhận nhiệm vụ hoàn thành việc trồng hàng rào xanh cho các tuyến đường. Để tránh nắng gắt và tranh thủ tối đa thời gian, chị Lê Thị Loan - Chi hội trưởng Phụ nữ thôn đã làm việc cả ban đêm.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Sinh năm 1973, chị Lê Thị Loan đã có 17 năm gắn bó với công tác phụ nữ thôn, trong đó, 11 năm trong vai trò Chi hội phó và 6 năm làm Chi hội trưởng phụ nữ thôn. Nói về cơ duyên “gánh” việc phụ nữ làng, chị Loan chia sẻ: “Ban đầu, tôi nghĩ tham gia phong trào với chị em cho vui nhưng rồi càng làm, tôi càng say mê. Được đóng góp công sức của mình giúp phong trào hội phụ nữ phát triển, tôi rất hạnh phúc”.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Nhiều năm làm công tác hội, chị Loan luôn được chị em trong thôn quý mến. Trong ảnh: Chị Loan trao đổi cùng chị em chuẩn bị kỷ niệm ngày lễ 20-10.

Năm 2015, khi chị Loan được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Phụ nữ thôn cũng là thời điểm, xã Thạch Châu bước vào giai đoạn đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM. Với vai trò người dẫn dắt phong trào phụ nữ thôn, chị đã tích cực vận động chị em tham gia thực hiện các tiêu chí, như: Chỉnh trang môi trường, nhà sạch, vườn đẹp, trồng và chăm sóc hàng rào xanh trên các tuyến đường thôn, xây dựng vườn mẫu…

Đến nay, toàn thôn đã trồng được 2.200m hàng rào xanh, 152/152 hộ đạt yêu cầu nhà sạch, vườn đẹp; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,15%, 100% hội viên thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”. Vừa qua, thôn Minh Quý cũng đã được các sở, ngành liên quan thẩm định và công nhận đạt đầy đủ các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu và đang chờ tỉnh công nhận.

Video: Bà Lê Thị Thành - Trưởng thôn Minh Quý nhận xét về phong trào phụ nữ địa phương.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Không chỉ được chị em trong thôn quý mến, chị Loan còn được cán bộ hội cấp trên tin tưởng Trong ảnh: Chủ tịch hội LHPN xã Thạch Châu Phan Thị Nga trao đổi công tác hội với chị Lê Thị Loan.

Với những đóng góp của mình, chị Lê Thị Loan nhiều lần được các cấp hội tặng bằng khen, giấy khen, trong đó, năm 2016, chị được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen “Phụ nữ xuất sắc”.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Là một thôn có gần 70% người dân theo đạo Công giáo, nhiều năm trước, Thượng Sơn được đánh giá là địa bàn khó khăn nhất xã Điền Mỹ (Hương Khê). Trong bối cảnh đó, phong trào phụ nữ ở đây cũng hoạt động rời rạc, chi hội có 80 hội viên thì chưa được một nửa tham gia sinh hoạt thường xuyên, nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, 2 năm qua, phong trào phụ nữ ở Thượng Sơn trở thành điểm sáng của xã Điền Mỹ. Không chỉ 100% hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên, tích cực mà nhiều chị em còn vươn lên thoát nghèo, có nhiều mô hình cho thu nhập khá. “Làn gió mới” trong phong trào phụ nữ Thượng Sơn đã được lan tỏa với sự góp sức lớn của Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Bùi Thị Kim Hằng.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê khá trù phú ven biển Quảng Ngãi, từ năm 2013, về Điền Mỹ làm dâu, chị Bùi Thị Kim Hằng đã nhanh chóng hòa nhập và tham gia hoạt động phong trào phụ nữ ở địa phương. Bên cạnh tích cực tham gia các phong trào phụ nữ, chị Hằng đã cùng chồng xây dựng mô hình chăn nuôi, làm vườn, dịch vụ vật liệu xây dựng… Sau 6 năm, kinh tế gia đình chị trở nên vững vàng, cho thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm. Cũng từ đó, chị có điều kiện tham gia tích cực hoạt động của hội và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong thôn.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Không chỉ giúp chị em tiếp cận nguồn vốn, chị Hằng còn dùng kiến thức từ các trang phổ biến khoa học kỹ thuật học trên mạng giúp chị em làm vườn.

Ghi nhận năng lực và sự nhiệt tình của chị Hằng, đầu năm 2019, chị em phụ nữ thôn tín nhiệm bầu chị làm Chi hội trưởng. Đó cũng là thời điểm có chủ trương sáp nhập 2 xã Phương Điền và Phương Mỹ thành xã Điền Mỹ, thôn Thượng Sơn cũng được sáp nhập từ 3 xóm là Tân Sơn 1, 2 và Tân Thượng. Trong vai trò Chi hội trưởng, chị Bùi Thị Kim Hằng đã tích cực vận động chị em phụ nữ trong thôn tham gia các phong trào, cuộc vận động do hội phụ nữ các cấp khởi xướng, như: “Xóa đói giảm nghèo”, “5 không, 3 sạch”; tích cực hỗ trợ chị em tiếp cận các chính sách vay vốn xóa đói giảm nghèo để phát triển mô hình chăn nuôi, làm vườn trại… Đến nay, ngoài 8/80 hội viên thuộc đối tượng được bảo trợ, tất cả chị em trong thôn đều được vay vốn phát triển kinh tế và thoát nghèo, trong đó có 15% số hội viên có mô hình cho lợi nhuận từ 70-100 triệu đồng/năm.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Phong trào phụ nữ thôn Thượng Sơn đã có bước đột phá lan tỏa trong 2 năm qua (từ trái qua phải: Chị Bùi Thị Kim Hằng, bà Lê Thị Liên và Chủ tịch Hội LHPN xã Điền Mỹ Nguyễn Thị Hòa).

Bà Lê Thị Liên (54 tuổi, thôn Thượng Sơn) cho biết: “Phong trào phụ nữ thôn chúng tôi sôi nổi như bây giờ có vai trò lớn của Chi hội trưởng. Không chỉ tạo ra những sân chơi vui khỏe như: CLB bóng chuyền, hoạt động văn nghệ… mà chị còn tận tâm đến từng nhà chị em khó khăn chỉ cách làm, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế”.

Với sự năng nổ, nhiệt tình cống hiến, tháng 12/2020, chị Bùi Thị Kim Hằng vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Niềm tự hào này là động lực để chị tiếp tục nỗ lực phấn đấu cho công tác hội cơ sở trong thời gian tới.

Chị Hằng tâm sự: “Tôi rất tâm đắc với mục tiêu: phát huy truyền thống, sức sáng tạo, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ đã được Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra. Là một Chi hội trưởng, tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để góp phần thực hiện mục tiêu đó bằng cách kết nối các nguồn lực và khơi dậy khát vọng để phụ nữ vùng miền núi vươn lên nâng cao chất lượng cuộc sống”.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Không chỉ chị Lê Thị Loan, chị Bùi Thị Kim Hằng mà tất cả những chi hội trưởng phụ nữ thôn mà tôi đã gặp ở Hà Tĩnh đều bày tỏ động lực để họ cống hiến là nhìn thấy phong trào phụ nữ ở địa phương mình phát triển sôi nổi. Khi nhận nhiệm vụ công tác hội ở cơ sở, bản thân họ luôn tâm niệm đó là niềm hạnh phúc được đồng hành cùng chị em trong thôn gây dựng phong trào và giúp phụ nữ ngày càng đi lên.

Video: Chia sẻ về công tác hội của chị Lê Thị Loan.

Được biết, theo chính sách hiện tại, mỗi tháng, chế độ thù lao cho vị trí Chi hội trưởng phụ nữ thôn, tổ dân phố trên toàn tỉnh, trung bình là 350 ngàn đồng/tháng.

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Phong trào thể dục thể thao sôi nổi của các hội viên Hội Phụ nữ thôn Minh Quý, xã Thạch Châu (Lộc Hà).

Chị Bùi Thị Kim Hằng - Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Thượng Sơn (Điền Mỹ, Hương Khê) bày tỏ: “Với một thôn có diện tích rộng như Thượng Sơn, đầu tới cuối thôn có nơi 10 km thì chế độ thù lao có lúc không trang trải hết chi phí xăng xe đi lại, hỗ trợ, động viên phong tào. Tuy nhiên, các hoạt động phong trào ý nghĩa của hội phụ nữ mang đến cho tôi niềm vui được cống hiến và cơ hội để phát triển bản thân”.

Video: Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh Nguyễn Thị Việt Hà chia sẻ về định hướng phong trào trong thời gian tới. Thực hiện: Giang Nam

“Cánh tay nối dài” vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Tĩnh

Toàn tỉnh hiện có 1.974 chi hội trưởng phụ nữ đang thầm lặng “ăn cơm nhà gánh việc phụ nữ thôn, tổ dân phố”. Những đóng góp của họ đã mang lại thành tựu chung của phong trào phụ nữ Hà Tĩnh trong thời gian qua.

Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh Nguyễn Thị Việt Hà cho biết: “Thời gian qua, hoạt động của phong trào phụ nữ Hà Tĩnh đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng. Có được thành tích đó, ngoài sự nỗ lực của các hội viên, cán bộ hội các cấp có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là cán bộ hội cấp cơ sở. Các chị chính là cánh tay nối dài của tổ chức hội, chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hội đến các hội viên. Cán bộ hội cơ sở cũng là người giúp tổ chức hội nắm bắt kịp thời tình hình, tâm tư nguyện vọng của hội viên để tổ chức các hoạt động hội một cách hiệu quả, phù hợp, đồng thời tham mưu kịp thời với cấp ủy, chính quyền thực hiện các giải pháp giúp phụ nữ tỉnh nhà ngày càng tiến bộ, khẳng định vị thế, vai trò của mình”.

Video: Thiên Vỹ - Giang Nam

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.