Cặp chiến hạm Gepard Việt Nam cùng về nước năm 2017

Hãng TASS dẫn lời Renat Mistahov - TGĐ Nhà máy Đóng tàu Zelenodolsk cho biết, cặp tàu Gepard Việt Nam cùng về nước vào giữa năm 2017 khi hoàn tất thử nghiệm.

Ông Renat Mistahov đưa ra tuyên bố này khi đang tham dự Triển lãm IDEX-2017 tại Abu Dhabi - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Hiện nay, cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 2 của Việt Nam đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm đầu tiên và đang tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ hai.

Theo kế hoạch, giữa năm 2017, cặp chiến hạm này sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam. Vị giám đốc này cho biết thêm, công tác đào tạo kíp thủy thủ sẽ bắt đầu được tiến hành vào cuối quý I và dự kiến kết thúc vào giữa năm nay - cùng thời điểm hoàn tất thử nghiệm. Điểm đặc biệt là những thủy thủ này sẽ được đào tạo trên chính cặp chiến hạm của mình.

cap chien ham gepard viet nam cung ve nuoc nam 2017

Lộ hệ thống ngư lôi trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam.

"Việc giao hàng theo kế hoạch vào giữa năm 2017, đó là những tồn đọng đã được giải quyết, do chúng tôi không được cung cấp các thiết bị. Đã bị chậm trễ hơn một năm, hiện nay đã giải quyết được tồn đọng này, và chúng tôi sẽ đảm bảo tiến độ giao hàng", Giám đốc nhà máy Renat Mistahov tuyên bố trước truyền thông Nga.

Nguồn tin quân sự Nga cho biết, hệ thống vũ khí trên cặp tàu Gepard mới cơ bản sẽ không thay đổi so với cặp đầu tiên bao gồm: Pháo hạm AK-176M, hai pháo bắn nhanh AK-630M, một hệ thống CIWS Palma, 2x4 tên lửa chống hạm Uran-E/UE.

Trang bị radar gồm: Một đài radar cảnh giới Pozitiv-ME, 1 radar dẫn bắn Minera-ME, 1 radar điều khiển hỏa lực pháo 5P-10-03E Laska, 1 radar hàng hải MR-231. Thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất của cặp Gepard thứ 2 với cặp đầu tiên là khả năng săn ngầm cực mạnh. Nhưng đến nay, loại ngư lôi nào được trang bị cho tàu vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Tuy nhiên, theo những hình ảnh được công bố cho thấy, rất có thể loại ngư lôi cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam là ngư lôi 533mm. Và nếu những nhận định trên đây là chính xác, thì với ngư lôi 533mm, tàu hộ vệ Gepard 3.9 sẽ có khả năng chống ngầm cực mạnh, có thể hạ gục "sát thủ dưới lòng đại dương" và kể cả tàu chiến mặt nước chỉ bằng một phát bắn duy nhất.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.