Cấp dưới kể chuyện mời cưới con, đi công tác '1 gọn 3 không' của Tổng Bí thư

Một kỷ niệm khiến TS Bùi Ngọc Thanh nhớ mãi đó là hai lần nhận thiệp mời nhưng "không được" đi dự đám cưới của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh cho biết, ông nhận được thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần qua một người bạn. Dòng tin ngắn ngủi khiến hai người cùng lặng đi, không khí bỗng trở nên buồn trầm.

"Tôi may mắn được làm việc cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ thời anh còn là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, rồi đến giai đoạn anh đảm nhận vị trí Chủ tịch Quốc hội. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhiệm vụ nào, anh Trọng đều toát lên sự giản dị, thân tình… Làm việc với anh, không có khoảng cách cấp trên, cấp dưới", ông Thanh xúc động nói.

Chiếc giường bạt của Chủ tịch Quốc hội

Thời điểm ông Thanh là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, ông thường viết bài cộng tác với Tạp chí Cộng sản. Một ngày cuối năm 1994, khi mang bản thảo bài viết tới tòa soạn để gửi đăng, ông Thanh bất ngờ khi ông Nguyễn Phú Trọng lúc đó là Tổng Biên tập của tạp chí, xuống tận nơi nhận bài và trò chuyện rất cởi mở.

Đây cũng là lần đầu tiên ông Thanh gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thời gian sau đó, thi thoảng ông Thanh gặp gỡ Tổng Bí thư qua những lần tham gia hội nghị cộng tác viên của tạp chí.

Hơn chục năm sau, Tổng Bí thư khi đó đang là Bí thư thành ủy Hà Nội sang nhậm chức Chủ tịch Quốc hội cuối khóa XI vào ngày mà ông Thanh nhớ là rất nhiều số 6: 26/6/2006.

Thời điểm đó, ông Bùi Ngọc Thanh là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phụ trách công việc phục vụ lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Trước đó, chỉ quen biết nhau qua bài vở cộng tác nên tôi chưa hiểu tính tình anh thế nào nên cũng có chút e ngại. Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu làm việc, cảm giác đó đã không còn. Tôi nhận thấy, đây là một vị lãnh đạo cấp cao tài năng, trí tuệ và tính tình rất dễ chịu nên nỗi lo lắng bớt đi. Từ đó, tôi yên tâm, thoải mái làm việc", ông Thanh nói.

Thời gian đầu, Chủ tịch Quốc hội mới nhận nhiệm vụ công việc rất nhiều, hầu như ngày nào ông Thanh cũng làm việc với Chủ tịch, có khi còn trao đổi công việc ngoài giờ.

Một buổi trưa tháng 8/2006, ông Thanh sang báo cáo thêm về việc chuẩn bị nội dung phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào buổi chiều nhưng đi qua mấy phòng mới gặp Chủ tịch.

Ngày ấy, nơi làm việc của Chủ tịch Quốc hội có phòng tiếp khách và có chỗ nghỉ trưa riêng. Theo quán tính, buổi trưa, ông Thanh vào phòng nghỉ nhưng không có ai. Ông đi sang phòng khách, cũng không có người.

Cuối cùng ông Thanh đến phòng làm việc thì vô cùng ngạc nhiên thấy Chủ tịch Quốc hội nằm nghiêng trên chiếc giường bạt gấp cá nhân đang đọc tài liệu.

Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội (Ảnh: Hà Trang).
Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội (Ảnh: Hà Trang).

"Tôi cất tiếng hỏi: Sao anh lại nằm đây, mà phòng bên ai đã dọn hết mọi thứ đi rồi?". Anh Trọng nhanh chóng ngồi vào bàn làm việc rồi mới thủng thẳng "phân bua": Cơ quan mình đang thiếu nhiều chỗ làm việc, buổi trưa có một tiếng đồng hồ, ăn uống lích kích mất 30 phút, còn mấy chục phút, ngả lưng chút, mình nằm thế này là được rồi, giường nằm xong gập lại để vào sau tủ kia là gọn... Và từ ấy, Chủ tịch vẫn nghỉ trưa ngay tại phòng làm việc luôn. Căn phòng nghỉ trưa cũng để trống", ông Thanh kể lại.

Theo ông Thanh, buổi trưa mỗi ngày, xong bữa cơm bình dân ở nhà ăn cơ quan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thường trò chuyện vui vẻ cùng anh chị em rồi lên phòng làm việc, có khi chưa kịp uống chén nước, Chủ tịch đã nghiên cứu tài liệu ngay.

TS Bùi Ngọc Thanh trầm ngâm ngắm lại những bức ảnh chụp cùng người lãnh đạo mẫu mực (Ảnh: Hồng Anh).
TS Bùi Ngọc Thanh trầm ngâm ngắm lại những bức ảnh chụp cùng người lãnh đạo mẫu mực (Ảnh: Hồng Anh).

1 gọn, 3 không - đi trong tĩnh lặng, về trong im lặng

TS Bùi Ngọc Thanh còn ấn tượng với chỉ đạo "1 gọn, 3 không" khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện các chuyến công tác địa phương.

Ông kể, trong những chuyến công tác, tùy theo nội dung công việc mà cơ cấu đoàn đi hợp lý. Mỗi đoàn gồm một số Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban cùng một số chuyên viên giúp việc. Thường thì Chủ tịch Quốc hội sẽ đi một xe riêng, theo sau là 4-5 xe (tùy từng chuyến công tác) chở các cấp lãnh đạo, báo chí… theo cùng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ấy thường trao đổi với ông Thanh nhỏ nhẹ, chân tình: "Chúng mình đi làm việc, có gì mà phải xe cộ rồng rắn, còi la ầm ĩ; cốt lõi là làm được việc, còn đi trong tĩnh lặng, về trong im lặng là tốt nhất, nhưng sự thể chưa tối giản được thì cũng nên gọn nhẹ thôi...".

Lĩnh hội được ý kiến chỉ đạo, ông Thanh hiểu Chủ tịch yêu cầu thực hiện "1 gọn, 3 không".

Một gọn, đó là, tất cả các thành viên trong đoàn công tác đi chung trên một chiếc xe ca (lãnh đạo các cấp không đi mỗi người một xe con như trước). Như vậy đoàn công tác chỉ có xe dẫn đường, xe Chủ tịch, xe báo chí và xe ca (bớt đi được 5-6 xe và lái xe).

Ba không, đó là các xe không sử dụng còi hơi rú vang ầm ĩ dọc đường, không tự ý vượt đèn đỏ, mà phải tuân thủ sự điều hành của cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; lãnh đạo địa phương không được đón đoàn nơi giáp ranh giữa hai tỉnh/thành phố. Nếu cứ tổ chức đi đón thì Chủ tịch Quốc hội sẽ rẽ đi đường khác (cũng may là không xảy ra tình huống này).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ấy thường tổ chức các chuyến đi công tác với tiêu chí "1 gọn, 3 không" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi ấy thường tổ chức các chuyến đi công tác với tiêu chí "1 gọn, 3 không" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Một lần khi đi công tác, đoàn xe chỉnh tề bắt đầu lăn bánh thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lại "nhảy" sang xe ca đi chung cùng anh em trong đoàn. Anh em thắc mắc thì anh Trọng cười bảo: "Vậy là hết "nghịch lý, ông to đi xe nhỏ, ông nhỏ đi xe to". Không khí trong xe rộn hẳn lên với khẩu khiếu tiếu lâm và thơ trào phúng mùi mẫn, râm ran như pháo Tết của Chủ tịch", ông Thanh nhớ lại.

Theo Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trong nhiều chuyến công tác đường xa, Chủ tịch thường góp vui cùng các thành viên trong đoàn bằng những chi tiết nhấn nhá đặc sắc, không thể nhịn cười. Ai cũng không ngờ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có cả một kho chuyện hài hước, có "toàn tập" thơ trào phúng, thơ thợ rèn... Ai cũng chuyện trò rôm rả, nói cười ngặt nghẽo, đường dài như ngắn lại...

Có những chuyến công tác vì Chủ tịch đi chung xe ca với các thành viên trong đoàn mà "xảy ra sự cố". Lý do là bởi khi đoàn công tác tới nơi, lãnh đạo địa phương đã chờ sẵn ở vị trí xe Chủ tịch dừng, trăm con mắt đổ dồn vào chiếc xe màu đen đã cũ nhưng chẳng thấy ai bước ra, trong khi Chủ tịch đang rảo chân bước nhanh tới ở phía sau... Tất cả đều ồ lên một tiếng rồi cười vang trong không khí thân tình, ấm áp...

"Tôi được biết, cả khóa XII, khi đi công tác ở các địa phương, Chủ tịch vẫn giữ "moden" đội hình như thế này để vừa tiết kiệm, vừa gần gũi hòa đồng cùng cấp dưới", ông Thanh nói.

Theo TS Bùi Ngọc Thanh, đối với ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo hòa đồng, hoàn toàn không có khoảng cách cấp trên với cấp dưới.

Ông nói: "Tôi cố giữ một khoảng cách nhất định để bảo đảm nền nếp và "tôn ti" trong công việc nhưng anh Trọng lại rất hòa đồng, thân tình, chưa bao giờ thể hiện quyền uy với cấp dưới".

Chuyện ăn, chuyện mặc của ông Nguyễn Phú Trọng cũng rất đơn giản. Ông Thanh kể, thời điểm là Chủ tịch Quốc hội, ông Trọng thường ăn ở bếp ăn của cơ quan, ngồi cùng mọi người. Thường ngày, ông mặc áo sơ mi đơn giản, chỉ khi cần tiếp khách quốc tế, tham dự hội nghị trang trọng mới mặc comple, thắt cà vạt.

TS Bùi Ngọc Thanh trò chuyện cùng phóng viên Dân trí (Ảnh: Hà Trang).
TS Bùi Ngọc Thanh trò chuyện cùng phóng viên Dân trí (Ảnh: Hà Trang).

Tấm thiệp mời cưới con muộn…

Một kỷ niệm khác khiến TS Bùi Ngọc Thanh nhớ mãi đó là hai lần nhận thiệp mời nhưng "không được" đi dự đám cưới của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Tôi nhận được 2 thiệp mời cưới khi các con của anh Trọng xây dựng gia đình riêng. Cả hai tấm thiệp đều được anh đưa khi chuyện cưới xin đã xong xuôi hết. Tức là anh cố tình đưa thiệp muộn cho mọi người vì không muốn phiền đến ai.

Khi tôi "thắc mắc": "Anh chẳng mời anh em đến góp vui để mừng cho gia đình cho các cháu". Anh Trọng khi ấy nói: "Thôi mình cứ giản tiện đi. Gia đình chỉ mời mấy chục người là họ hàng anh em, rồi trang trí cái phông đơn giản để các cháu chụp mấy tấm hình làm kỷ niệm".

Nghe Chủ tịch nói, ông Thanh hiểu, tấm thiệp đưa muộn chỉ mang tính chất thông báo cho biết "tôi đã cho các cháu xây dựng gia đình chứ không phải mời đi ăn uống hay dự lễ lạt gì cả". Đó là cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đơn giản hóa, bình thường hóa công việc.

Kết thúc Quốc hội khóa XI, ông Thanh thôi các nhiệm vụ ở Văn phòng Quốc hội, chuyển sang nhận nhiệm vụ biên soạn Văn kiện Quốc hội toàn tập. Dẫu vậy, ông vẫn có những dịp gặp gỡ Chủ tịch đáng kính.

Tết Kỷ Sửu năm 2009, căn nhà nhỏ trên phố Đê La Thành của ông Thanh thêm rộn ràng khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ghé thăm chúc Tết.

Gia đình ông Thanh đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết xuân Kỷ Sửu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Gia đình ông Thanh đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tới chúc Tết xuân Kỷ Sửu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Dù không còn công tác cùng nhau nhưng ông Thanh vẫn nhận được sự quan tâm ân cần từ lãnh đạo cũ. Năm 2010, ông Thanh bị bệnh phải nằm viện một tuần. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến tận bệnh viện hỏi thăm.

"Anh đến bắt tay, nắn vai hỏi han tình hình sức khỏe ra sao, có ổn định không khiến tôi rất cảm động. Anh luôn tình nghĩa như vậy. Không chỉ lúc làm việc, mà khi ngoài công việc, ngoài vòng quản lý anh vẫn quan tâm đến cán bộ đã làm việc với mình, đã phục vụ công việc cho mình. Anh thực sự là một tấm gương ấn tượng về người lãnh đạo, về người thủ trưởng", ông Thanh chia sẻ.

Được làm việc, phục vụ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong giai đoạn Tổng Bí thư làm Chủ tịch Quốc hội với ông Bùi Ngọc Thanh là niềm vinh dự, tự hào. Ông học hỏi được nhiều điều từ vị lãnh đạo trí tuệ, liêm khiết.

"Tổng Bí thư - một danh xưng tài đức vẹn toàn. Ông là bậc trí tuệ uyên bác và bản lĩnh, mẫu mực về phẩm chất đạo đức, suốt cả cuộc đời vì nước, vì dân. Xin được giữ mãi tình cảm sâu đậm với Tổng Bí thư…", ông Bùi Ngọc Thanh nghẹn ngào nói.

Dân trí

Chủ đề Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đọc thêm

Tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về những nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Báo Hà Tĩnh ra mắt chuyên trang đặc biệt về đại hội Đảng

Báo Hà Tĩnh ra mắt chuyên trang đặc biệt về đại hội Đảng

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn chuyên trang về đại hội Đảng trên Báo Hà Tĩnh phải thực sự là cẩm nang đặc biệt, góp phần đưa đại hội Đảng các cấp không chỉ là sự kiện chính trị mà tạo thành phong trào thi đua rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.
Kiêu hãnh "nhớ về", vững tin đi tới!

Kiêu hãnh "nhớ về", vững tin đi tới!

Thấm nhuần quan điểm của Đảng và ghi nhớ sâu sắc các bài học của lịch sử, cán bộ, đảng viên, người dân Hà Tĩnh luôn giữ vững niềm tin tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng.
Chuyên trang đặc biệt của Báo Hà Tĩnh về Đại hội Đảng

Chuyên trang đặc biệt của Báo Hà Tĩnh về Đại hội Đảng

Đây là lần đầu tiên, một chuyên trang thông tin đặc biệt được Báo Hà Tĩnh thực hiện công phu với sự kết hợp đa dạng, sinh động của nhiều dạng thức, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động báo chí.
Cất cánh trong gió mới

Cất cánh trong gió mới

Để cất cánh, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, những gánh nặng phải được trút bỏ, đồng thời tạo khí thế mới, quyết tâm mới, khơi thông mọi nguồn lực trong xã hội. Cổ nhân dạy: “Chờ cơ mà hành động - được thời ắt thành”. Thời cơ đã đến, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải thống nhất nhận thức và hành động, thúc đẩy đất nước phát triển vững mạnh.
Nhiều hoạt động mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Nhiều hoạt động mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ báo công dâng Bác và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu; lãnh đạo huyện Thạch Hà đến dâng hương tại di tích lịch sử cấp quốc gia nhà thờ cụ Mai Kính và di tích lịch sử cấp quốc gia đình Đỉnh Lự.
Sáng mãi tinh thần người cộng sản kiên trung

Sáng mãi tinh thần người cộng sản kiên trung

Trong các thế hệ tiền phong thời dựng Đảng, Đảng bộ và quê hương Hà Tĩnh tự hào có 2 Tổng Bí thư của Đảng: Đồng chí Trần Phú và đồng chí Hà Huy Tập. Trên cương vị của mình, các đồng chí đã có nhiều cống hiến cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam, nêu tấm gương suốt đời chiến đấu, hy sinh anh dũng vì độc lập dân tộc, vì CNXH.
80 năm sắt son niềm tin với Đảng

80 năm sắt son niềm tin với Đảng

105 tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng, sức khỏe có thể yếu đi nhưng niềm tin, lý tưởng của đảng viên Nguyễn Văn Bảy (SN 1920, thôn Trung Long, xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) với Đảng vẫn luôn vững bền.
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt những bước phát triển vững mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân, tỉnh đạt những thành tựu ấn tượng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Hà Tĩnh và “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng

Hà Tĩnh và “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng

Nếu nói “Đảng ta thật là vĩ đại” thì mỗi đảng bộ địa phương, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong cả nước là một bộ phận quan trọng làm nên sự vĩ đại đó. Nếu nói lịch sử Đảng ta là “một pho lịch sử bằng vàng” thì lịch sử của mỗi đảng bộ địa phương, của từng ngành, đơn vị là những trang vàng chói lọi mà nên. Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh là một trong những trang chói lọi như vậy.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết: Rạng rỡ Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.