Dù mới sinh con được 7 tháng nhưng hầu như lúc nào chị Hằng cũng lâm vào trạng thái mệt mỏi. Nguyên nhân do mẹ chồng phó mặc hoàn toàn cho chị việc nhà, trông con... để bà còn có thời gian đi thăm cháu ngoại.
“Cưới nhau mấy năm, tôi mới mang thai con đầu lòng. Khi cháu còn trong bụng mẹ, mẹ chồng tôi ngày nào cũng nói với cả nhà sẽ tự tay chăm cháu chứ không cần thuê người giúp việc. Ấy vậy mà, chỉ mới sinh con được ít hôm thì lời hứa hẹn của mẹ chồng đã… “bay hơi”. Khi mẹ đẻ tôi ngỏ ý muốn chăm cháu, mẹ chồng đồng ý ngay và bảo tôi dọn đồ về ngoại đến hết thời gian ở cữ. Con được 4 tháng thì tôi phải lật đật quay về nhà chồng. Hằng ngày, mẹ chồng tôi phó mặc cho con dâu tất cả mọi việc để sang nhà em chồng chăm… cháu ngoại. Không những thế, mỗi khi con tôi ốm đau, mẹ chồng lại bóng gió nhắc nhở bà ngoại chăm cháu không cẩn thận. Đúng là “cháu bà nội, tội bà ngoại” - chị Hằng than thở.
Ảnh minh họa từ internet
Hoàn cảnh tương tự, từ ngày bước chân về nhà chồng, chị Huyền luôn tâm niệm sẽ coi mẹ chồng như mẹ đẻ và hy vọng mẹ chồng sẽ coi chị như con gái. Mọi chuyện diễn ra yên bình cho đến khi chị chồng sinh con. Dường như mọi sự quan tâm của mẹ chồng chỉ dồn vào cháu ngoại, thay vào đó, đứa con chưa đầy 1 tuổi của chị Huyền phải đi gửi nhà trẻ. Chị Huyền chia sẻ: “Từ khi có cháu ngoại về, bà nội thay đổi thái độ với con tôi hẳn. Nhìn con cứ thui thủi một mình mà tôi thấy đau lòng. Tôi chỉ lo nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của con”.
Trong văn hóa gia đình Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ san sẻ tình yêu thương cho con gái nhiều hơn. Khi thấy con gái mới sinh còn yếu và bận rộn lo toan nhiều việc thì bà ngoại lại luôn muốn chăm sóc cháu để giúp đỡ con. Trong khi đó, lại suy nghĩ con dâu phải có trách nhiệm và bổn phận gánh vác công việc gia đình chồng là lẽ thường. Bên cạnh đó, quan niệm “Con so thì về nhà mạ, con rạ thì ở nhà chồng” với suy nghĩ khi sinh con đầu lòng cần kiêng cữ nên ở nhà mẹ đẻ sẽ thuận lợi hơn ở nhà chồng đến nay vẫn còn tồn tại.
Nhiều phụ nữ hiện đại vẫn còn mang tâm lý khi sinh con vẫn mong muốn có sự chăm sóc của mẹ đẻ. Và như vậy, bà ngoại vẫn là người đồng hành cùng con gái và cháu ngoại trong giai đoạn vất vả đầu tiên. Dường như đây lại chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Mẹ chồng mải chăm cháu ngoại mà “quên” cháu nội khiến cho nàng dâu ganh tị. Cũng không ít bà ngoại tủi thân khi thấy đứa cháu mình chăm bẵm thuở nhỏ dần rời khỏi vòng tay mình và có nhiều tình cảm hơn với bà nội. Và không ít gia đình vì muốn chiếm tình cảm của cháu mà hiềm khích lẫn nhau. Do đó, dù bên nội hay bên ngoại, mẹ và bé đều cần sự thông cảm, yêu thương và sẻ chia từ cả hai bên. Hãy dành tình thương cho tất cả các cháu của mình!
Sau gần 40 năm sử dụng, cầu Đồng Dâu (xã Đức Quang, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân khi di chuyển qua cầu không khỏi lo lắng.
Bằng sự nỗ lực trong kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp và một số dự án lớn đi vào vận hành sản xuất đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Hà Tĩnh tìm kiếm việc làm với thu nhập ổn định.
Hóa trị là một trong các phương án điều trị ung thư. Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân sẽ gặp phải những tác dụng phụ như thế nào? Bác sĩ Phạm Phương Thanh - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Chưa hết kỳ nghỉ hè nhưng thị trường đồng phục học sinh ở Hà Tĩnh đã trở nên sôi động. Năm nay, mẫu mã đồng phục đa dạng, sức mua tăng song giá cả ổn định…
Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
Trước những lo ngại về dầu ăn giả, dầu bẩn tràn lan trên thị trường, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn mang nguyên liệu như lạc, vừng… đến các cơ sở ép dầu ăn để sử dụng.
Chỉ bằng lá cây rừng, hơn 50 năm qua, lương y Nguyễn Cao Niên ở thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, Hà Tĩnh đã bào chế thành bài thuốc để chữa lành bệnh bỏng và bệnh thận cho rất nhiều người.
Những chiếc xe điện mini đủ màu sắc đang trở thành trò giải trí thu hút đông đảo trẻ em ở Hà Tĩnh, thế nhưng, đằng sau niềm vui chốc lát ấy lại tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn.
Vừa qua, Hà Tĩnh ghi nhận một số ca sốt xuất huyết và sốt rét ngoại lai, điều này tiềm ẩn những nguy cơ lây lan trong cộng đồng nếu không phòng chống kịp thời.
Với các hoạt động chính liên quan đến phương pháp giáo dục mới, trại hè STEAM là sân chơi bổ ích thu hút hàng trăm em học sinh trên địa bàn Hà Tĩnh tham gia.
Theo các chuyên gia, để chọn ngành, trường phù hợp với năng lực và sở thích, các thí sinh cần cập nhật xu hướng, nhu cầu của thị trường lao động, tránh chọn ngành “hot” theo phong trào.
Theo cảnh báo từ các bác sỹ Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh, việc trẻ “nghiện” xem điện thoại, tivi làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn về tâm lý, khó khăn trong phát triển bản thân.
Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Bằng việc triển khai Trợ lý ảo có tích hợp AI, BHXH khu vực XV đang hướng tới hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp cận chính sách an sinh xã hội nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Mùa hè ở Hà Tĩnh chưa kịp rộn ràng thì nhiều gia đình đã gánh chịu mất mát vì trẻ đuối nước. Những tai nạn thương tâm lại gióng lên hồi chuông báo động về an toàn cho trẻ em dịp hè.
Theo thống kê, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Hà Tĩnh mỗi ngày hơn 800 tấn. Tuy nhiên, một lượng lớn rác thải vẫn được xử lý bằng cách đốt, gây ra nhiều hệ luỵ.
Nhu cầu sử dụng lớn trong khi lượng máu hiến hạn chế đã khiến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn máu để cấp cứu và điều trị.
Không ít làng quê ở Hà Tĩnh đã xuất hiện những bác sĩ tự phong. Họ tự ý tổ chức thăm khám, tiêm thuốc và bán thuốc chữa bệnh ngay tại nhà mà không chịu bất cứ sự quản lý giám sát nào.
Trường Mầm non Mai Linh (xã Lộc Hà, Hà Tĩnh) mang sứ mệnh xây dựng môi trường giáo dục "Xanh - an toàn - hạnh phúc", tôn trọng sự khác biệt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ.