Chiến đấu cơ thế hệ mới của Mỹ cho năm 2040

Theo Defense News ngày 31/8, Không quân Mỹ đã phác thảo yêu về kỹ chiến thuật đối với chiến đấu cơ thế hệ mới có thể xuất hiện vào năm 2040.

Chương trình với tên gọi NGAD - Next Generation Air Dominance và PCA - Penetrating Counter Air đang trong quá trình đánh giá yêu cầu và lựa chọn các giải pháp kỹ-chiến thuật tối ưu. Các vấn đề trên đã được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ hội thảo Air Superiority 2030 ECCT diễn ra tại căn cứ không quân Wright-Patterson, bang Ohio.

Với các yêu cầu kỹ thuật được công bố, máy bay tiêm kích thế hệ mới dành cho Không quân Mỹ sẽ xuất hiện không sớm hơn năm 2040. Tuy nhiên, giới chức Không quân Mỹ cho rằng, tiến trình này có thể được rút ngắn nhờ việc áp dụng công nghệ thử nghiệm trong thực tế ảo kết hợp với thử nghiệm trên các nguyên mẫu thực địa.

Chuẩn tướng Alexis Grinkevich, người lãnh đạo nhóm phát triển máy bay tiêm kích thế hệ mới, cho biết: "Chúng tôi nhận định rằng, máy bay tiêm kích mới có thể xuất hiện vào năm 2028 với điều kiện PCA được phân bổ đủ nguồn kinh phí theo từng năm".

chien dau co the he moi cua my cho nam 2040

Phi đội chiến đấu F-35A của Mỹ.

Tướng Grinkevich cho biết thêm, Không quân Mỹ đang cố gắng tránh dùng những thuật ngữ như: Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 hay máy bay tiêm kích thế hệ kế tiếp khi nói về chương trình máy bay tiêm kích mới. Thực tế, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có gì để nói về nền tảng kỹ thuật hàng không mới này.

Tuy nhiên, có thể chỉ ra một số điểm là máy bay tiêm kích mới sẽ là bước tiến công nghệ hoàn toàn khác so với các dòng máy bay tiêm kích trước đây và nó là một phần trong mạng chiến đấu tích hợp.

Máy bay tiêm kích mới ngoài yêu cầu về khả năng đánh chặn hay xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương để thực hiện các nhiệm vụ đột kích, còn là một hệ thống điện tử trong hệ thống tích hợp, ông A. Grinkevich đánh giá. "Đó thực sự không phải là một chiếc máy bay chiến đấu đơn thuần", ông A. Grinkevich nói.

Hiện các công ty của Mỹ là Lokheed Martin, Northrop Grumman, Boeing và một số hãng hàng không vũ trụ khổng lồ khác đang chú ý đến khả năng phát triển, chế tạo máy bay thế hệ mới. Nhằm tạo ra một thế hệ máy bay chiến đấu tiên tiến có thể đáp ứng các yêu cầu tác chiến của lực lượng không quân và hải quân.

Theo ý tưởng được các hãng sản xuất trên đưa ra, công nghệ chủ chốt trên máy bay thế hệ mới được xác định là động cơ với chu kỳ làm việc thay đổi, công nghệ tàng hình hoàn toàn với bất kỳ hệ thống radar nào, trí tuệ nhân tạo, công nghệ máy bay không người lái.

Và đặc biệt máy phải phải có kết cấu mô đun. Với kết cấu này, máy bay có thể tự lắp ghép. Điều này cho phép thêm bớt chức năng chiến đấu trên chiến trường tùy theo điều kiện thực chiến.

Ngoài các yếu tố kể trên, các nhà sản xuất Mỹ còn đặt ra tiêu chuẩn về tốc độ và tầm cao. Đối với những máy bay thế hệ thứ hai và thứ ba, thì tốc độ là đặc tính cơ bản, có nghĩa là tốc độ càng lớn thì càng tốt, thế hệ thứ 4 vấn đề này không còn là tiêu chí hàng đầu, đến thế hệ máy bay thứ 5 yếu tố tốc độ được thừa nhận là thứ yếu.

Thế nhưng, máy bay thế hệ mới, đặc tính tốc độ và tầm cao có thể được “khẳng định” trở lại. Ngay từ năm 2009, Không quân Mỹ bắt đầu kích hoạt việc phát triển động cơ phản lực hai luồng khí với khả năng thay đổi chu kỳ làm việc, có thể đẩy máy bay tới tốc độ Mach 4 hoặc Mach 5 (gấp 4 hoặc 5 lần tốc độ âm thanh).

Đồng thời cũng đưa ra một yêu cầu phi thường cho máy bay thế hệ mới, đó là có thể vươn tới tầm cao mới là không gian gần trái đất. Người Mỹ đã phát triển được một số nguyên mẫu máy bay siêu thanh có tốc độ lớn lơn Mach 5 và tàu không gian không người lái tái sử dụng X-37 Orbiter của Mỹ có thể coi là một trong hình mẫu của máy bay chiến đấu không gian tương lai.

Ngoài ra, theo các nhà sản xuất Mỹ, máy bay thế hệ mới phải là cuộc cách mạng vũ khí. Các nhà phân tích cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ mới có thể được trang bị hệ thống chiến đấu mang tính cách mạng, chẳng hạn như vũ khí điều khiển năng lượng (laser) và vũ khí động học siêu thanh.

Trong nhiều năm qua, các nước Mỹ và Nga đã bắt đầu thử nghiệm các loại vũ khí laser trên máy bay vận tải cỡ lớn nhưng vẫn chưa đạt được kết quả đáng kể.

Và tiêu chuẩn cuối cùng được các nhà sản xuất đưa ra là công nghệ tàng hình. Theo tiêu chí, máy bay chiến đấu thế hệ mới phải sở hữu công nghệ tàng hình mức độ cao để có thể “lẩn tránh” trong tất cả các tần số vô tuyến cũng như trong quang phổ.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.