Chim trời bị vặt lông, xâu mắt, bày bán ngay tỉnh lộ

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, tại tuyến đường ven biển đoạn qua huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), một số người dân vẫn ngang nhiên bày bán chim trời bất chấp lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân xử lý.

Video: Người dân bày bán chim trời đoạn qua xã Thịnh Lộc chiều 24/9

Những ngày này, trên vỉa hè tuyến đường ven biển, đoạn chạy qua thôn Quang Trung, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà thường có khoảng 3 hộ dân ngang nhiên bày bán chim trời.

Theo một người bán, đây đều là chim tự nhiên, được mua gom từ các hộ khác đánh bắt dọc bãi biển xã Thịnh Lộc, một số được đánh bắt vào ban đêm ở các cánh đồng thuộc các xã lân cận.

Người dân bày bán chim trời ngay trên tuyến đường ven biển, nhưng không hề gặp một sự cản trở nào của chính quyền địa phương, cũng như lực lượng chức năng (hình ảnh chiều 24/9).

Người dân bày bán chim trời ngay trên tuyến đường ven biển, nhưng không hề gặp một sự cản trở nào của chính quyền địa phương, cũng như lực lượng chức năng (hình ảnh chiều 24/9).

Chim được bày bán chủ yếu là cói, cò, dạt, cà cà, yến... với giá từ 5 nghìn đồng/con đến cả trăm nghìn đồng/con, tùy loại. Nếu người dân có nhu cầu mua với số lượng lớn có thể đặt hàng trước.

Được biết, địa điểm các hộ dân bày bán chim trời nằm sát với khu hành chính UBND xã Thịnh Lộc và trụ sở công an xã này, thế nhưng tình trạng “ngang nhiên” bày bán chim trời vẫn diễn ra mà không hề gặp bất kỳ một sự cản trở nào.

Người dân chở chim trời còn sống đến điểm bán trên vỉa hè đường ven biển xã Thịnh Lộc. (hình ảnh chiều 24/9)

Người dân chở chim trời còn sống đến điểm bán trên vỉa hè đường ven biển xã Thịnh Lộc. (hình ảnh chiều 24/9)

Trao đổi với PV Báo Hà Tĩnh, ông Trần Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà cho biết: “Từ đầu năm 2024 đến nay, xã đã tổ chức 10 đợt ra quân truy quét, xử lý 30 hộ dân săn, bắt chim trời. Hằng ngày, xã đã tuyên truyền trên loa phát thanh về việc săn, bắt chim trời là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, lực lượng địa phương mỏng nên tình trạng săn, bắt chim trời vẫn còn xảy ra trên địa bàn. Về việc xử lý các hộ dân buôn, bán chim trời, địa phương chưa xử lý trường hợp nào, mà chỉ mới đẩy đuổi không cho bán chim trời và động vật hoang dã”.

Sau gần 1 tiếng đồng hồ, hàng chục con chim trời (loại chim cà cà) đã được người dân bán gần hết.

Sau gần 1 tiếng đồng hồ, hàng chục con chim trời (loại chim cà cà) đã được người dân bán gần hết.

Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định rõ: Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi nhốt; giết động vật rừng trái pháp luật; vận chuyển lâm sản trái pháp luật hay mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước có thể bị phạt với mức cao nhất lên đến 400 triệu đồng.

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.