Đồng chí Trần Phú với việc xây dựng các tổ chức cách mạng quần chúng

(Baohatinh.vn) - Về lý luận tổ chức lực lượng, đồng chí Trần Phú chỉ ra rằng: Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải xây dựng xung quanh mình các tổ chức để tập hợp quần chúng nhân dân.

Hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2014)

Khẳng định giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân thành một lực lượng thống nhất chống đế quốc và phong kiến dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản thì cách mạng khó thành công. Đây là một bước tiến trong nhận thức của Đảng về việc đánh giá vai trò của Mặt trận thống nhất dân tộc trong cách mạng nước ta.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930 do đồng chí Trần Phú chủ trì đã thảo luận, thông qua hàng loạt văn kiện quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác dân vận và việc thành lập Mặt trận, trong đó có Án nghị quyết về vấn đề phản đế và Điều lệ Đồng minh phản đế ở Đông Dương. Trên cơ sở đó, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh.

Nhận thức rõ ý nghĩa của phong trào công nhân và việc xây dựng tổ chức Công hội, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10/1930) đã ra Nghị quyết về vận động công nhân và Điều lệ Tổng Công hội. Sau khi về Sài Gòn, ngày 20/1/1931, đồng chí Trần Phú đã chủ trì Hội nghị công nhân Đông Dương lần thứ nhất bàn về công tác vận động công nhân. Hội nghị quyết định thành lập Ban Công vận Trung ương do đồng chí Trần Phú trực tiếp làm Trưởng ban.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai do đồng chí Trần Phú chủ trì đã chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (ngày nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). Việc “Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp của Đảng phải giải quyết”. Sau này, Trung ương Đảng đã lấy ngày mở đầu Hội nghị - ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Cùng với việc ra các nghị quyết về tổ chức quần chúng cách mạng nói trên, trong khoảng từ tháng 10/1930 đến tháng 3/1931, nhiều nghị quyết và văn kiện về xây dựng các tổ chức quần chúng cách mạng như: Nông hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cứu tế đỏ… đã được Trần Phú và Ban Chấp hành Trung ương soạn thảo, thông qua.

Từ lúc về nước hoạt động và sau đó đảm đương cương vị Tổng Bí thư tuy thời gian không lâu, nhưng đồng chí Trần Phú đã giải quyết một khối lượng công việc to lớn. Những văn kiện do đồng chí Trần Phú dự thảo hoặc chỉ đạo dự thảo, những tổ chức do đồng chí Trần Phú chủ trương lập ra đã đáp ứng được đòi hỏi của phong trào, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng trong những năm đầu Đảng mới thành lập.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tuyên dương, khen thưởng 3 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.