Khẳng định lịch sử sân bay dã chiến Libi qua tài liệu lưu trữ của Mỹ

(Baohatinh.vn) - Những tài liệu lưu trữ của Mỹ càng khẳng định thêm về sự tồn tại của sân bay Libi (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), những trận đánh phá ác liệt của Mỹ và sự hi sinh anh dũng của 34 liệt sỹ trong trận bom rạng sáng 7/1/1973.

Sân bay Libi nằm dưới lòng hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) được xây dựng nhằm phục vụ vận tải, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của không quân Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin về quá trình xây dựng sân bay và trận bom ác liệt nơi đây hầu như chỉ thông qua lời kể của các nhân chứng, hoặc qua một số hình ảnh hiện trạng; các tư liệu lịch sử rất hiếm hoi và hầu như không có.

May mắn khi tác giả được kết nối với một số nhân vật và khai thác được các tài liệu lưu trữ từ Mỹ. Đây là nguồn tư liệu lần đầu tiên được khai thác và công bố, có thể coi là những chứng cứ xác thực nhất từ trước đến nay về sân bay Libi. Từ đó, có thể khẳng định thêm về sự tồn tại của sân bay Libi, những trận đánh phá ác liệt của Mỹ và sự hi sinh anh dũng của 34 liệt sỹ trong trận bom rạng sáng 7/1/1973.

Sân bay gần nhất để miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam

Do các tuyến đường quốc lộ bị chia cắt bởi bom đạn, cuối năm 1966, Bộ Giao thông Vận tải quyết định triển khai xây dựng tuyến đường chiến lược 22. Tuyến đường này dài 65km, từ ngã ba Thình Thình (xã Nam Điền, huyện Thạch Hà) đi vòng qua vùng hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên) và nhiều xã thuộc huyện Kỳ Anh rồi kết thúc tại huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), đã được hoàn thành vào cuối năm 1970 - đầu năm 1971. Hồ Kẻ Gỗ lúc bấy giờ chưa đắp đập, tích nước như bây giờ nên một phần tuyến đường 22 đi qua vùng lòng hồ.

picture1-copy.jpg
Vị trí đường 22 trên bản đồ quân sự Mỹ in năm 1974.

Tháng 9/1972, lực lượng quốc phòng đã chọn một đoạn đường 22 tại vùng Đá Bạc (khu vực lòng hồ Kẻ Gỗ hiện tại) để xây dựng công trình quốc phòng 723 (còn gọi là Sân bay dã chiến Libi - tên đặt theo một khe suối ở làng Đá Bạc, xã Cẩm Mỹ).

92 công nhân kiến trúc, 36 công nhân Xí nghiệp gạch Cẩm Thành, Xí nghiệp Vôi Đò Điệm được điều động vào công trình để xây dựng sân bay. Đường băng sử dụng tuyến đường 22, nhưng được san gạt hai bên rộng ra so với các đoạn khác. Sân bay dã chiến Libi gắn với tuyến đường 22 được xác định là sân bay gần nhất để miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Cuối năm 1972, đầu năm 1973, sân bay cơ bản hoàn thành nhưng bị địch đánh phá ác liệt.

ddd.jpg
Tổng hợp thông tin của không quân Mỹ về mục tiêu ném bom từ năm 1966 - 1973 tại khu vực sân bay Libi. Tài liệu được Ủy ban MTTQ tỉnh khai thác từ nguồn tổng hợp thông tin của ông Lâm Hồng Tiên ở quận Đống Đa, Hà Nội.

Trận bom rạng sáng 7/1/1973 đã làm 34 người hy sinh. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, chủ yếu là công nhân địa phương Hà Tĩnh đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của quân và dân Hà Tĩnh trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm 1976, hòa bình lập lại, cấp trên cho chủ trương xây dựng công trình hồ Kẻ Gỗ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Hồ Kẻ Gỗ hoàn thành và tích nước, mặt trận xưa chìm vào lòng hồ.

Những tài liệu mới, giải mật từ tư liệu của Mỹ

Quá trình xây dựng sân bay Libi và sự hy sinh của các liệt sỹ được chứng minh thêm qua một số tài liệu giải mật, cung cấp từ phía Mỹ, gồm các báo cáo, hình ảnh, tư liệu, chứng tỏ phía Mỹ theo dõi chặt chẽ quá trình xây dựng sân bay, đồng thời thông tin chi tiết về những trận bom dội xuống nơi đây. Đây là nguồn tư liệu lần đầu tiên được khai thác và công bố, có thể coi là những chứng cứ xác thực nhất từ trước đến nay về sân bay Libi. Những thông tin này củng cố thêm từng câu chuyện mà các nhân chứng lịch sử đã kể.

add.jpg
Hình ảnh chụp từ trên cao ngày 20/3/1973 tại khu vực đường băng sân bay Libi.

Theo các tài liệu mới được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh khai thác từ nguồn tổng hợp của ông Lâm Hồng Tiên (Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội), trong các báo cáo của quân đội Mỹ đã giải mật, bức không ảnh chụp ngày 9/7/1972 chưa thể hiện hình ảnh đường băng sân bay Libi. Điều đó thể hiện việc xây dựng sân bay Libi được triển khai vào cuối năm 1972 trở về sau.

Trong “Bản tổng hợp tin tình báo của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), phát hành ngày 5/1/1973”, các hình ảnh và tài liệu cho thấy vị trí sân bay Libi (tài liệu Mỹ ghi là Ngon Rao Pheo) cách thành phố Vinh 40 dặm về phía Nam. Địa danh Ngọn Rào Pheo và Rào Pheo cũng được thể hiện trên bản đồ quân sự Mỹ năm 1966. Ngọn Rào Pheo chính là khe suối đối diện với khe suối Libi qua đường 22.

Thêm vào đó, theoBáo cáo phân tích không ảnh do thám từ 22/3/1973 - 04/4/1973 của Trung tâm phân tích hình ảnh quốc gia (Mỹ)”, phía Mỹ khẳng định sân bay “Ngon Rao Pheo” được xây dựng ở tọa độ 18-07-46N 105-57-43E. Đây là tọa độ trùng với vị trí trong lòng hồ Kẻ Gỗ. Báo cáo cho rằng, sân bay mới đang là đường băng đất hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tại thời điểm do thám, có tối thiểu 4 thiết bị hạng nặng chở đất đỗ ở đầu đường băng (hướng Tây Bắc) và không thấy công trình phụ trợ tại sân bay.

30a1bb69-2e27-4e00-b393-f2e945d7311e-copy.jpg
8edfe8dd-4f9c-425c-9631-19479cf61b38-copy.jpg
Hình ảnh bản đồ khu vực có sân bay Libi (Ngon Rao Pheo) từ tài liệu của Mỹ.

Trong “Báo cáo phân tích không ảnh do thám từ 18/12/1973 - 13/1/1974 của Trung tâm phân tích hình ảnh quốc gia (Mỹ)”, tài liệu khẳng định việc xây dựng sân bay Libi ở cùng tọa độ trong lòng hồ Kẻ Gỗ hiện tại. Tài liệu này cho rằng sân bay đã ở trong trạng thái hoạt động.

Bức ảnh vệ tinh ngày 20/3/1973 được cựu chiến binh Mỹ Richard Magner cung cấp, đã có hình ảnh đường băng sân bay Libi. Căn cứ theo ảnh, độ dài của đường băng khoảng 1.600m, rộng 30m.

Qua nghiên cứu một số tài liệu, đặc biệt là cuốn Lịch sử Lữ đoàn công binh công trình 229, hầu như không có lực lượng “chuyên nghiệp” nào thực hiện việc xây dựng đường băng sân bay Libi.

Cùng với lời kể của các nhân chứng, có thể tạm khẳng định rằng, việc xây dựng sân bay Libi được triển khai sau tháng 7/1972, trong khoảng thời gian rất ngắn, chưa đến 6 tháng. Lực lượng chính xây dựng sân bay là công nhân kiến trúc, công nhân Xí nghiệp gạch Cẩm Thành, do ông Đinh Trương Đôn - Giám đốc Xí nghiệp Vôi Đò Điệm làm C trưởng (Đại đội trưởng) - được điều động vào công trình để xây dựng sân bay. Quá trình xây dựng, hình thành sân bay được phía Mỹ theo dõi rất sát sao, liên tục.

Những trận bom đánh phá của Mỹ

Theo số liệu của không quân Mỹ tại Lưu trữ quốc gia Mỹ, có ít nhất 5 trận bom đánh phá khu vực đường 22 và sân bay Libi. Ngày 5/1/1973, tài liệu của Mỹ khẳng định có sân bay Libi, thì ngày 6/1/1973 (giờ GMT), phía Mỹ đã dùng B52 đánh phá.

Theo tài liệu được công bố, trận bom ác liệt vào ngày 6/1/1973 (giờ GMT), tức là rạng sáng ngày 7/1/1973, giờ Hà Nội, Mỹ đã dùng 12 máy bay B52, xuất phát từ sân bay Utapao (Thái Lan), chở theo 404 tấn bom thả xuống sân bay Libi từ 3h10 đến 3h17 (giờ Hà Nội) tại các tọa độ được định vị rất rõ, trong đó có 1 tọa độ ngay sát vị trí đền thờ sân bay hiện tại.

Khung thời gian này cũng khớp với lời kể của các nhân chứng về sự hy sinh anh dũng của 34 liệt sỹ. Ngoài ra, phía Mỹ còn dùng 3 máy bay B52 thả thêm một đợt bom vào rạng sáng ngày 12/1/1973, ở tuyến đường 22, tọa độ gần sân bay Libi.

dsfdf.jpg
Tọa độ thả bom tháng 1/1973.

Các tài liệu cho thấy, phía Mỹ đã theo dõi và quyết định đánh phá ác liệt sân bay Libi vào đầu tháng 1/1973, và tiếp tục theo dõi mọi diễn biến của sân bay trong suốt các năm 1973-1974.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, sân bay Libi lặng lẽ nằm yên dưới lòng hồ Kẻ Gỗ. Thế nhưng, những dấu tích in hằn một thời oanh liệt của lịch sử vẫn còn đó. Những câu chuyện về quá trình xây dựng sân bay, trận bom ác liệt đã diễn ra và cả những chiến công, hy sinh, mất mát của bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và người dân địa phương vẫn còn mãi.

bqbht_br_76d4102638t66437l0.jpg
Chứng tích chiến tranh về sân bay Libi và đường 22 lộ rõ khi nước hồ Kẻ Gỗ rút xuống.

Nhắc lại câu chuyện về sân bay Libi, tìm kiếm những cứ liệu lịch sử liên quan không chỉ để nhắc nhớ về dấu ấn của một thời kỳ chiến đấu oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn là bài học để thế hệ hôm nay thêm trân trọng giá trị của hòa bình. Từ đó, phát huy trách nhiệm, tiếp tục gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.
Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.
Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Giữa tháng Tư lịch sử

Giữa tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.