Quốc hội góp ý các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng

Hôm nay (28/10), ngày làm việc thứ 8, Quốc hội tiếp tục làm việc tại tổ để góp ý kiến các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Đoàn Hà Tĩnh thuộc tổ 2, do Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tân - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh điều hành.

Các ý kiến bày tỏ sự đồng tình với cách lấy ý kiến tham gia vào các Văn kiện; tham gia bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Đa số đại biểu thống nhất: Dự thảo các Văn kiện được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, thể hiện tính chiến đấu, sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nội dung các dự thảo báo cáo cơ bản đầy đủ, toàn diện, có nhiều quan điểm mới, thể hiện tinh thần đổi mới và tính khoa học của Trung ương Đảng; bố cục các dự thảo khá chặt chẽ, hành văn gọn gàng, súc tích; việc lấy ý kiến tham gia dự thảo các văn kiện đã tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân.

Trưởng Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Tân điều hành thảo luận tại tổ 2
Trưởng Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Tân điều hành thảo luận tại tổ 2

Các đại biểu thuộc đoàn Hà Tĩnh cho rằng, cương lĩnh đã thể hiện cô đọng, khái quát và khoa học về tiến trình cách mạng Việt Nam; đề cao lòng tự hào dân tộc, phù hợp với bối cảnh quốc tế và yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới. Việc bổ sung, phát triển và hoàn thiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH là cần thiết, hợp quy luật khách quan và tình hình đất nước.

Về chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020, có ý kiến cho rằng: bố cục Chiến lược nên chia thành 2 thời kỳ cụ thể. Thời kỳ đầu từ 2011 - 2015, tập trung khắc phục điểm nghẽn về thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng. Tiếp đó là thời kỳ phát triển năng động của giai đoạn mới, hoàn thành mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Các đại biểu đều cho rằng, tiêu đề, chủ đề của đại hội rất quan trọng, định hướng cho cả một nhiệm kỳ. Do vậy, Đại hội lần này đề nghị bổ sung thêm một chủ thể về Nhà nước (xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN). Đại biểu cũng đề nghị đưa mục tiêu phát triển KT-XH chỉ đến năm 2015 thay vì 2020 như trong dự thảo. Các ý kiến khác đều tâm huyết và nhất trí cao với quan điểm của Đảng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việc đưa cụm từ “dân chủ” lên trước “công bằng” không đơn thuần là thay đổi vị trí các cụm từ mà đó là sự đổi mới nhận thức của Đảng ta qua thực tiễn 20 năm thực hiện Chiến lược. Điều này phù hợp với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Về “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội” được đề cập trong dự thảo văn kiện là chưa rõ, cần xác định rõ thời kỳ quá độ ở nước ta là khoảng bao nhiêu năm. Mặt khác, việc xác định “Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” trong khi dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 ghi: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...”. Như vậy, để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại là quá dài (khoảng 30 năm), đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét đã phù hợp chưa.

Về báo cáo chính trị, các ý kiến tham gia đều cho rằng, Báo cáo chính trị chuẩn bị công phu, mang tính khoa học, có nhiều quan điểm mới trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các đại biểu Nguyễn Thanh Tân, Trần Tiến Dũng đã có những kiến nghị, đề xuất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xiết chặt kỷ cương của Đảng; xây dựng cơ chế quản lý kinh tế cho các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng; quan tâm đầu tư xây dựng lực lượng Quân đội, Công an ngang tầm trong tình hình mới, đảm bảo ổn định chính trị; vấn đề tổ chức bộ máy, cung cách quản lý các tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước như đất đai, vốn... cũng cần được Đảng thể hiện rõ quan điểm của mình trong báo cáo. Cũng tại buổi thảo luận, các đại biểu còn góp ý về dự thảo báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tuyên dương, khen thưởng 3 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.