V.I. Lê-nin và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội

(Baohatinh.vn) - Trong quá trình tham gia và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nước Nga, V.I. Lê-nin đã kế thừa, phát triển và lần đầu tiên đã hiện thực hóa trong cuộc sống những quan điểm lý luận học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Kỷ niệm 146 năm ngày sinh V.I. Lê-nin 22/4 (1870-2016):

V.I. Lê-nin (Ảnh: internet)

V.I. Lê-nin (Ảnh: internet)

Dưới sự lãnh đạo của Người, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917, mặc dầu còn phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, giai cấp công nhân đã tiến hành ngay công cuộc xây dựng CNXH, biến ước mơ, lý tưởng XHCN của loài người thành hiện thực.

V.I. Lê-nin khẳng định rằng, tất cả các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới, bằng cách này hay cách khác, theo quy luật khách quan, tất yếu đều phải tiến lên CNXH. Vấn đề là ở chỗ cần phải tiến lên CNXH bằng cách nào, theo con đường nào, với những điều kiện nào?

Về những điều kiện chính trị, trước hết, V.I. Lê-nin nhấn mạnh rằng, đảng của giai cấp công nhân cần phải giữ vai trò lãnh đạo trong công cuộc xây dựng CNXH. Đảng Cộng sản là nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất, không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng CNXH, không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì không thể có CNXH. Đảng Cộng sản, trên cơ sở nền tảng học thuyết chủ nghĩa Mác, cần căn cứ vào những điều kiện hiện thực khách quan của đất nước để đề ra cương lĩnh và kế hoạch hành động cho công cuộc xây dựng CNXH.

Yếu tố thứ hai của điều kiện chính trị, không kém phần quan trọng quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH đó là vai trò của bộ máy nhà nước trong quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động của toàn xã hội tiến hành cải tạo, xóa bỏ những tàn dư của chế độ xã hội cũ, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như cơ sở tư tưởng, văn hóa, tinh thần cho chế độ xã hội mới - chế độ XHCN, biến Cương lĩnh của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống.

Quảng trường Đỏ - chứng nhân lịch sử của nước Nga. Ảnh: Quang Vinh

Quảng trường Đỏ - chứng nhân lịch sử của nước Nga. Ảnh: Quang Vinh

V.I. Lê-nin đã chỉ ra tính tất yếu phải thu hút, huy động sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân lao động vào việc xây dựng bộ máy nhà nước XHCN. Và chỉ có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân lao động vào việc xây dựng bộ máy nhà nước thì nhà nước đó mới thực sự trở thành nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Cùng với điều kiện chính trị - vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò tổ chức quản lý của nhà nước - thì điều kiện kinh tế, sản xuất, KT-XH cũng vô cùng quan trọng, là cái nguồn và nền tảng sản xuất vật chất của CNXH, quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng CNXH. Theo V.I. Lê-nin, chỉ khi nào chính quyền nhà nước vô sản tổ chức lại được toàn bộ nền công nghiệp trên cơ sở nền đại sản xuất tập thể và kỹ thuật hiện đại nhất và hoàn toàn nắm quyền chi phối thì khi đó mới có thể coi là CNXH đã chiến thắng được chủ nghĩa tư bản và CNXH đã được củng cố.

Trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước Nga, V.I Lê-nin đã hiện thực hóa những lý tưởng của chủ nghĩa Mác, bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác. Chế độ xã hội XHCN đã dần dần hình thành trên cơ sở những điều kiện cơ bản mà V.I. Lê-nin nêu ra. Đáng tiếc, những người kế tục sự nghiệp không thực hiện được đầy đủ, đúng đắn những di huấn của Người, dẫn đến hậu quả nặng nề đối với CNXH trên toàn thế giới…

V.I. Lê-nin và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ảnh 3

Công viên Tháng Chạp ở thành phố St.Petersburg. Ảnh: Quang Vinh

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, những năm 1929-1932, đồng chí Hà Huy Tập có may mắn được đến nước Nga, học ở Trường Đại học Phương Đông. Ở đây, Anh rất say mê nghiên cứu những tác phẩm của các nhà cách mạng tiêu biểu trên thế giới như: C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lê-nin… về những vấn đề lý luận chính trị, triết học, kinh tế học… Vừa học lý luận, Hà Huy Tập vừa tranh thủ thâm nhập thực tiễn xây dựng CNXH ở Liên Xô, đi thực tập, học nghề ở nhà máy.

Từ lý luận và thực tiễn, Hà Huy Tập củng cố thêm lòng tin mãnh liệt vào chân lý mà V.I. Lê-nin nêu lên: tất cả các quốc gia dân tộc khác nhau trên thế giới, theo quy luật khách quan, đều phải tiến lên CNXH. Niềm tin vào chân lý sáng ngời đó đã giúp Hà Huy Tập trở thành một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do cho đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tuyên dương, khen thưởng 3 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.