Vẫn còn tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp ở nhiều cấp, ngành
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Chính phủ tổ chức sáng nay (27/6), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng: Ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà, làm xói mòn niềm tin của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Cùng dự có Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm và Trưởng ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải. Ảnh: Chinhphu.vn.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cho rằng, thời gian qua, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và đông đảo quần chúng nhân dân đã vào cuộc tích cực trong công tác đấu tranh, phòng, chống tệ nạn tham nhũng.
Công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến rõ rệt. Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng có chuyển biến tích cực, nhất là việc phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án lớn, được xã hội quan tâm, đồng tình, ủng hộ. Điều đó đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho rằng, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân, doanh nghiệp để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, làm xói mòn niềm tin của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư; cản trở sự phát triển KT-XH.
Đồng thời, công tác phòng chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu.
Tại hội nghị, đại diện các địa phương, các bộ, ngành Trung ương đã thảo luận cụ thể về việc triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 tại đơn vị cũng như các biện pháp tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành trên thực tế.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh Chinhphu.vn
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch phổ biến, quán triệt, triển khai chương trình hành động để thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg; tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nam Giang
{name} - {time}
Các tin đã đưa
KKT Vũng Áng đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của Hà Tĩnh
Bảo tàng Hà Tĩnh phải là điểm nhấn đô thị, thể hiện rõ truyền thống văn hóa, lịch sử tỉnh nhà
Bí thư Tỉnh ủy giải quyết nhiều kiến nghị tại phiên tiếp công dân tháng 6
Tỷ lệ hòa giải thành công án hôn nhân - gia đình ở TP Hà Tĩnh đạt 94%
Hà Tĩnh thông tin chi tiết lộ trình và số xã phải sắp xếp, sáp nhập
Hà Tĩnh đạt kết quả toàn diện về KT-XH 6 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm, Hà Tĩnh vượt nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội
3 năm sau sự cố môi trường biển (bài 2): Sức sống đô thị trẻ trên vùng tái định cư dự án Formosa Hà Tĩnh
Đảng ủy Quân sự Hà Tĩnh ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
Gia tăng án hôn nhân và gia đình ở thị xã Kỳ Anh