Giá rau xanh ở Hà Tĩnh đang có mức tăng đáng kể, thậm chí có một số loại tăng gấp đôi, gấp ba so với trước tháng 10. Đặc biệt, hành lá hiện đạt mức giá 70.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Sau gần 2 năm triển khai, nhiều mô hình tái sử dụng túi nilon tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không còn phát huy hiệu quả, thậm chí chứa đầy rác thải, gây ô nhiễm.
Tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Tĩnh, các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong ngày rằm tháng Bảy được bày bán đa dạng, sức mua tăng, giá cả ổn định.
Các loại hoa, cây cảnh như đào thế, quất, bưởi cảnh đã bắt đầu được tiểu thương vận chuyển về Hà Tĩnh để sẵn sàng phục vụ người dân trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Chiều 30 tết là thời điểm nhiều người dân Hà Tĩnh lựa chọn để mua đào, quất, mai giá rẻ. Tại nhiều địa điểm kinh doanh hoa, cây cảnh, không khí mua bán vẫn diễn ra tấp nập.
Việc xử lý rác thải phát sinh từ hoạt động buôn bán tại các chợ dân sinh nhằm đảm bảo môi trường luôn khiến các địa phương ở Hà Tĩnh phải “đau đầu”. Hiệu quả mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” sẽ là “lời giải” cho vấn đề nan giải này.
Chỉ trong vòng nửa tháng, giá lợn hơi tăng cao kéo theo giá thịt lợn thành phẩm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng thực phẩm tại Hà Tĩnh tăng từ 20 - 30 nghìn đồng/kg.
Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nhất là trong những ngày nắng nóng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục kiểm soát quy trình vận hành các lò giết mổ tập trung; quản lý chặt chẽ công tác đầu vào của gia súc, vệ sinh môi trường tại các lò mổ.
Bưởi cảnh là loại cây được thương lái chọn đưa về chợ cây cảnh lớn nhất Hà Tĩnh khi dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần cận kề. Mỗi chậu bưởi cảnh có giá trung bình từ 10 - 20 triệu đồng, thậm chí có cây lên tới trên 30 triệu đồng.
Chợ TP Hà Tĩnh là nơi có mật độ người tập trung đông đến mua bán nên thời điểm này, công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại đây được đặc biệt quan tâm.
Sau khi TP. Hà Tĩnh kết thúc vùng cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg, triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số người dân có tâm lý chủ quan, lơ là.
Là chợ lớn nhất tỉnh với hơn 1.500 tiểu thương thường xuyên kinh doanh, trong diễn biến mới của dịch bệnh, chợ TP Hà Tĩnh đã chuyển đổi hoạt động sang trạng thái “vừa kinh doanh an toàn, vừa phòng dịch hiệu quả”.
Trước tình hình dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò diễn biến phức tạp tại Hà Tĩnh, nhiều người tiêu dùng có tâm lý lo lắng, hạn chế sử dụng loại thịt này khiến sức mua giảm, gây khó cho người kinh doanh.
Dù khá vất vả lựa chọn thực phẩm khi dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp nhưng người dân Hà Tĩnh đã linh hoạt để có những bữa ăn ngon, an toàn cho gia đình.
Tại TP. Hà Tĩnh, không khó để bắt gặp các biển báo yêu cầu không đậu, đỗ xe do người dân tự chế. Việc người dân tự đặt biển báo giao thông là trái thẩm quyền và không có giá trị pháp lý.
Chợ đầu mối thành phố Hà Tĩnh là nơi tập trung đông người tới từ các địa phương trong và ngoài tỉnh, nhưng tình trạng “quên” đeo khẩu trang, công tác phòng dịch Covid -19 đang còn bị xem nhẹ.
Những ngày gần đây, người dân bàn luận về việc Ban Quản lý Chợ thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) thay biển tên “Chợ Hà Tĩnh” thành “Chợ thành phố Hà Tĩnh”. Nhiều người bày tỏ tâm tư, cảm xúc, mong muốn được “trả lại tên cho chợ”.
Ngày mùng 2 Tết, nhiều tiểu thương ở các chợ, cửa hiệu ở Hà Tĩnh đã mở hàng kinh doanh. Trong số các mặt hàng thì thực phẩm (tôm, cá, rau xanh…) nhộn nhịp người mua bán nhất.
Cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, giá các mặt hàng thực phẩm như thịt cá, rau củ, giò chả, hoa quả tươi… tại các chợ trên địa bàn TP Hà Tĩnh tăng nhẹ, không có nhiều biến động lớn.
Giá thịt lợn hơi “hạ nhiệt”, kéo theo giá thịt thành phẩm bán ra tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh giảm xuống 10.000 - 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sức mua đối với mặt hàng này vẫn chưa có dấu hiệu tăng lên.
Trong lúc bà Hải đang bán hàng cho khách, bà H. đi xe máy tới và đề cập chuyện con trai bà Hải nợ tiền chưa trả. Sau một lúc lời qua tiếng lại, bà H. đã xô đổ số trái cây trên sạp ở chợ Hà Tĩnh của bà Hải xuống nền gạch làm hư hỏng nhiều loại.
Theo số liệu dự báo từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2019 ước đạt gần 39.335,11 tỷ đồng (tăng 9,08% so cùng kỳ năm trước), trong đó ôtô là mặt hàng có tốc độ tăng cao nhất.
Nguồn cung hạn chế do ảnh hưởng của “cơn bão” dịch tả lợn châu Phi, những ngày gần đây, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Tĩnh đang tăng nhanh và liên tục “nhảy” giá khiến tiểu thương và người tiêu dùng “chóng mặt”.
Giá lợn hơi ở Hà Tĩnh đang dao động từ 54.000 – 58.000 đồng/kg, cao nhất kể từ năm 2016 tới nay. Dù giá lợn hơi tăng đến mức “khó tin”, tuy nhiên, khá ít trang trại có lợn xuất chuồng “trúng” thời điểm này.
Trên nhiều tuyến đường của TP Hà Tĩnh, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy, xe đạp hay xe xích lô, xe ba gác... “cõng” những khối hàng hóa quá khổ, che khuất tầm nhìn người tham gia giao thông.
Sáng nay (30/7), Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã có cuộc giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), giai đoạn 2014-2018" trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.