Có nên thay đổi tên Chợ Hà Tĩnh?

(Baohatinh.vn) - Những ngày gần đây, người dân bàn luận về việc Ban Quản lý Chợ thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) thay biển tên “Chợ Hà Tĩnh” thành “Chợ thành phố Hà Tĩnh”. Nhiều người bày tỏ tâm tư, cảm xúc, mong muốn được “trả lại tên cho chợ”.

Có nên thay đổi tên Chợ Hà Tĩnh?

Tên gọi “Chợ Hà Tĩnh” trước đây...

Có nên thay đổi tên Chợ Hà Tĩnh?

...được thay đổi thành “Chợ thành phố Hà Tĩnh” từ trước tết Nguyên đán

Từ trước đến nay, hầu hết người dân Hà Tĩnh đều biết đến khu chợ này bằng tên gọi “Chợ Hà Tĩnh” hay còn gọi là “Chợ Tỉnh”. Nhiều tài liệu viết: Trong thời gian mới thành lập, tỉnh lỵ chỉ có các dinh thất đồn trại trong thành. Bên ngoài cũng có chợ búa (chợ tỉnh Trung Tiết, chợ đạo Đại Nài) và một số quán xá, nhưng chỉ là chợ, quán kiểu nông thôn.

Như vậy là ngay từ khi mới thành lập tỉnh, chợ Hà Tĩnh đã được hình thành, đóng ở xã Trung Tiết, gần tỉnh thành mà người dân quen gọi là chợ tỉnh. Trước đây, trên tháp cao của chợ ở đình trung tâm, nhìn từ xa thấy rõ chữ: “Chợ Hà Tĩnh”. Sau này, qua nhiều lần cải tạo, tháp không còn, Ban Quản lý chợ đã làm hàng chữ lớn trước cửa đình chính là: Chợ Hà Tĩnh.

Trước tết Nguyên đán, biển tên “Chợ Hà Tĩnh” được thay bằng “Chợ thành phố Hà Tĩnh”. Qua tìm hiểu thì việc này do Ban Quản lý chợ thành phố Hà Tĩnh tiến hành trên cơ sở căn cứ vào tên gọi hành chính của Ban Quản lý Chợ thành phố Hà Tĩnh trong các văn bản Nhà nước.

Theo văn bản hành chính, Ban Quản lý Chợ thành phố Hà Tĩnh hoàn toàn không sai khi đặt lại tên chợ, chỉ có điều dưới góc độ văn hóa, tên gọi này chưa hề có trong tâm tưởng của nhiều thế hệ người Thành Sen. Chợ Hà Tĩnh, vừa là chợ của trung tâm tỉnh lỵ, thể hiện vị trí trung tâm thương mại của cả tỉnh một thời, vừa ghi dấu trong lòng bao trầm tích văn hóa của người dân Hà Tĩnh nói chung, Thành Sen nói riêng.

Chợ tỉnh hay Chợ Hà Tĩnh đã gắn với ký ức, tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Nơi đó, nhiều gia đình ở thị xã Hà Tĩnh xưa, thành phố Hà Tĩnh nay đã nuôi nấng bao thế hệ khôn lớn.

Thiết nghĩ, vì lẽ đó, Ban Quản lý Chợ thành phố Hà Tĩnh, chính quyền thành phố xem xét, giữ lại tên gọi cũ Chợ Hà Tĩnh để xứng tầm với ngôi chợ của trung tâm tỉnh lỵ và đặc biệt như giữ gìn một nét văn hóa trong tâm thức của người dân Thành Sen nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng.

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.