Chủ động ngăn tình trạng tranh giành, bảo kê gặt lúa ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Các địa phương ở Hà Tĩnh đang bước vào vụ thu hoạch lúa xuân. Lực lượng công an các cấp đang triển khai nhiều biện pháp đảm bảo thu hoạch lúa hợp lý, tránh tình trạng tranh giành, bảo kê địa bàn máy gặt lúa.

Chủ động ngăn tình trạng tranh giành, bảo kê gặt lúa ở Hà Tĩnh

Bà con xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa xuân.

Vụ lúa xuân năm nay, toàn xã Tượng Sơn (Thạch Hà) gieo cấy 260 ha. Thời điểm này, trên một số cánh đồng đã bước vào vụ thu hoạch.

Để việc thu hoạch được tiến hành thuận lợi thì ngoài 2 máy gặt đập liên hoàn trên địa bàn, các thôn đã liên hệ thêm 8 máy từ các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng về gặt cho bà con. Tuy nhiên, điều này cũng có thể phát sinh một số vấn đề gây mất ANTT như: cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ máy gặt, giá gặt, thậm chí là tình trạng tranh giành, bảo kê địa bàn.

Chủ động ngăn tình trạng tranh giành, bảo kê gặt lúa ở Hà Tĩnh

Công an xã Tượng Sơn làm việc với chủ máy gặt về giá, khu vực gặt, đảm bảo ANTT trong quá trình hoạt động.

Xác định được vấn đề này nên ngay khi bước vào vụ thu hoạch, Công an xã Tượng Sơn đã tổ chức buổi làm việc với sự có mặt của chính quyền địa phương, đại diện thôn, công an viên cùng các chủ máy gặt.

Đại úy Nguyễn Xuân Yên - Trưởng Công an xã Tượng Sơn cho hay: “Trong buổi làm việc, chúng tôi yêu cầu chủ máy gặt đăng ký tạm trú, tạm vắng để quản lý những người này trong thời gian hoạt động gặt lúa trên địa bàn cũng như thống nhất về giá cả với mức chung là 140.000 đồng/sào (tùy điều kiện một số vùng lúa thấp, trũng, khó gặt hay biến động giá xăng dầu thì giá có thể cao hơn khoảng 10.000 đồng/sào).”

Chủ động ngăn tình trạng tranh giành, bảo kê gặt lúa ở Hà Tĩnh

Hiện có 10 máy gặt đập liên hợp đang hoạt động trên địa bàn xã Tượng Sơn.

Xã và các thôn cũng phân chia máy gặt phù hợp với từng cánh đồng, không để xảy ra lộn xộn, vùng nhiều máy, vùng lại không có và trong quá trình gặt phải đảm bảo chất lượng cho bà con, tránh tình trạng gặt sơ sài, làm rơi vãi lúa.

Công an xã Tượng Sơn cũng yêu cầu lực lượng công an viên tăng cường nắm bắt thông tin trong quá trình thu hoạch lúa vụ xuân và cung cấp số điện thoại đường dây nóng để chủ máy gặt có thể liên hệ khi có việc cần.

Chủ động ngăn tình trạng tranh giành, bảo kê gặt lúa ở Hà Tĩnh

Diện tích lúa ở xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) cũng đã đến kỳ thu hoạch.

Với 958 ha lúa vụ xuân thì thời gian này, tại các cánh đồng ở xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà), bà con cũng đang tất bật bước vào vụ thu hoạch. Dù trên địa bàn xã có 20 máy gặt đập liên hoàn nhưng để đảm bảo việc thu hoạch được tiến hành nhanh khi thời tiết thuận lợi thì địa phương đã gọi thêm máy từ các địa phương trong tỉnh và tỉnh lân cận.

Đại úy Nguyễn Hoàng Anh - Trưởng Công an xã Lưu Vĩnh Sơn cho hay: “Đối với máy trên địa bàn xã thì sẽ làm việc với thôn để phân chia vùng gặt hợp lý, còn với máy từ các địa phương và tỉnh khác thì sẽ phải đăng ký với chính quyền xã để thống nhất về hợp đồng, giá gặt, khu vực gặt cũng như đảm bảo các vấn đề ANTT trong mùa vụ. Công an xã cũng đã tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động gặt lúa, tránh tình trạng “giữ đồng làm giá”.

Chủ động ngăn tình trạng tranh giành, bảo kê gặt lúa ở Hà Tĩnh

Tnh hình ANTT trong mùa gặt được đảm bảo giúp chủ máy gặt có thể yên tâm khi tới các địa phương ở Hà Tĩnh hoạt động.

Những ngày này, các cánh đồng lúa ở huyện Cẩm Xuyên cũng đã chín rộ. Nhiều địa phương bắt đầu thu hoạch được một số diện tích.

Năm nay, dịch bệnh được khống chế nên số lượng máy gặt cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thu hoạch lúa cho người dân. Lực lượng công an các địa phương đã chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo tình hình ANTT trong mùa gặt.

Trung tá Trần Đức Trung - Trưởng Công an xã Cẩm Hưng cho hay: Rút kinh nghiệm từ một số vấn đề liên quan tới giá cả, vùng gặt của mùa vụ trước, năm nay, đơn vị đã làm việc với chủ máy gặt, cán bộ có trách nhiệm của thôn, xã về việc thống nhất mức giá chung, phân chia vùng gặt hợp lý cũng như cam kết các vấn đề liên quan tới ANTT, không để xảy ra tình trạng bảo kê, nâng giá.

Theo Trung tá Trần Đức Trung, hiện nay, trung bình mỗi thôn ở Cẩm Hưng đã có 2-3, thậm chí 5 máy gặt đập đăng ký hoạt động và thống nhất hợp đồng thu hoạch lúa. Bên cạnh đó, đơn vị cũng có biện pháp răn đe một số trường hợp trước đây từng liên quan tới việc gây mất ANTT trong vụ mùa thu hoạch.

Chủ động ngăn tình trạng tranh giành, bảo kê gặt lúa ở Hà Tĩnh

Việc điều phối máy gặt hợp lý, giá cả phù hợp góp phần giúp người dân yên tâm thu hoạch lúa xuân.

Lãnh đạo Công an huyện Cẩm Xuyên cho hay: Để đảm bảo tình hình ANTT trong vụ mùa thu hoạch lúa xuân, đơn vị cũng đã chỉ đạo công an các xã, thị trấn triển khai những biện pháp cần thiết như: thống kê số lượng máy gặt hoạt động trên địa bàn để tiến hành làm việc với chủ máy về đăng ký tạm trú, tạm vắng; thống nhất giá cả, vùng gặt và thông tin rộng rãi để người dân nắm rõ.

Công an huyện cũng yêu cầu lực lượng ở từng địa phương tăng cường bám nắm địa bàn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây mất ANTT.

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Podcast: Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 7/12 - 13/12/2024)

Podcast: Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 7/12 - 13/12/2024)

Kịp thời ngăn chặn 3 thanh thiếu niên mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn; Xe container bốc cháy dữ dội trong đêm ở Hương Khê; Bắt 2 chị em vận chuyển, mua bán ngoại tệ trị giá hơn 100 tỷ đồng qua biên giới Hà Tĩnh; 12 thanh niên Nghệ An gây náo loạn trên đường khi vào Hà Tĩnh đón bạn ra tù...