Chú gà trống choai

(Baohatinh.vn) - Mờ sáng. Trống Choai choàng tỉnh dậy. Nó chớp mắt lia lịa và lắc lư cái đầu để xua đi cảm giác ngái ngủ còn vương vất. Khí lạnh ban mai khiến chú hiểu rằng, đêm đang chuyển nhanh về sáng. Lệ thường, khoảnh khắc bàn giao vội vã giữa ngày và đêm này, hồi gáy báo sáng của loài gà sẽ bắt đầu. Trống Choai lục tục mấy tiếng hắng giọng rồi lặng lẽ chờ đợi.

Bên ngoài vẫn hãy còn im ắng. Chỉ có tiếng thì thào yếu ớt của vòm cây chắc đã quá mệt bởi nô đùa cả đêm với gió trời. Trống Choai sốt ruột, bồn chồn đi lại trong chuồng. Tranh tối tranh sáng, chân nó vô ý đạp bừa lên cả lưng mấy ả mái mơ. Lũ gà mái bực bội rủa thầm mấy tiếng rồi lại rúc vào nhau ngủ tiếp. Chẳng thèm bận tâm, Trống Choai áp tai vào thành chuồng nghe ngóng. Nó chờ một âm thanh quen thuộc sẽ vang lên nhưng ngoài kia vẫn cứ lặng tờ. Ơ! Tại sao lại như thế này nhỉ? Bác Trống Già bị ốm hay lỡ ngủ quên?

chu ga trong choai

Ảnh minh họa từ internet

Có bộ lông vàng óng, với chùm lông đuôi cong vút và cái mũ đỏ tía ngất nghểu trên đầu, trông bác thật oai vệ. Không chỉ là chúa của đàn gà ở đây mà tiếng tăm của bác còn vang xa sang các làng bên. Thật vô phúc cho những chàng gà nào lỡ ti toe đòi “đọ găng” với bác. Đôi cẳng chân gồ ghề kia mà đã tung lên, đối thủ không rách đầu cũng toạc da. Vậy mà (theo các mụ gà mái già nua kể lại), tuy đã sống nhiều năm ở đây, bác Trống Già chưa hề đem cái sức mạnh ghê gớm ấy để dọa nạt hay ăn hiếp một ai. Bác là chỗ dựa tin tưởng cho bầy chích con và những ả gà mái mới lớn. Khi kiếm ăn, lũ gà yếu thế này thường bị kẻ khác dọa dẫm, chọc ghẹo. Cứ quanh quẩn quanh chân bác là khỏi sợ gì hết.

Cũng như những con gà trống khác, Trống Choai mến phục bác vì nhiều lẽ. Cái làm nó khoái nhất vẫn là tiếng gáy của Trống Già. Đĩnh đạc, trầm hùng, tiếng gáy ấy không hề muộn màng hay vội vã. Sáng nào cũng vậy, sau khi bác cất tiếng là bản hòa tấu rộn ràng của đàn gà lại nổi lên. Chuỗi âm thanh đó như có phép màu xua tan màn đêm tĩnh mịch, gọi những đốm lửa sáng lên trong những căn nhà. Đã bao năm, với sự bắt nhịp chuẩn xác của bác, hồi gáy cuối cùng báo sáng của đàn gà trống làng này chưa một lần nhầm lẫn. Vậy mà, giờ đây...?!

Muộn mất rồi! Trống Choai bực mình vỗ cánh phành phạch. Nó biết, khi Trống Già còn chưa cất tiếng thì tất cả hãy còn yên lặng. Đã mấy lần, vì quá sốt ruột, Trống Choai muốn lên tiếng nhưng cứ chần chừ, e ngại. Thực ra, bấy lâu ở đây, Trống Choai đã được đàn gà để ý. Nhiều kẻ tuy có tức mình vì tiếng gáy của Trống Choai nhưng cũng không giấu được vẻ thán phục. Có lẽ, chúng sẽ đáp lời nếu như Trống Choai cất tiếng. Nó ngần ngại bởi sợ mình thất lễ. Tuy chẳng còn tráng kiện và sung sức như xưa song bác Trống Già vẫn là thần tượng đáng kính trong lòng nó. Bởi vậy, hôm nay dẫu cảm thấy quá muộn, Trống Choai vẫn cố sức đợi chờ. Nhưng phải nấn ná cho đến bao giờ? Màn sương bên ngoài thì cứ nhạt dần. Thôi! Đành chịu lỗi chứ không thể chần chừ thêm nữa. Và Trống Choai quả quyết vươn mình: ò! ó! o! Tiếng gáy vang lên trong trẻo tự tin. Khi những âm thanh cuối cùng lọt ra khỏi cổ họng, Trống ta hồi hộp đợi chờ. Ai sẽ hưởng ứng mình đây nhỉ? Nó sợ tiếng gáy ấy rơi tõm vào sự im lặng. Nỗi sợ hãi lớn dần lên, lèn chặt lấy cổ họng.

Ò! ó! o! Tiếng gáy đáp trả liền sau đó khiến Trống Choai bàng hoàng, ngơ ngác. Trời ơi! Đấy chính là giọng gáy của bác Trống Già. Tuy đã khản đục, tiếng gáy ấy đã kịp vang lên đỡ cái giọng còn yếu ớt của Trống Choai. Thế là, bản hòa thanh vui vẻ của đàn gà đã được mở đầu. Từ đó, từng đợt, từng hồi, tiếng gáy vang lên náo nức.

Bình minh. Những tia nắng dịu dàng lóe lên từ chân trời ửng đỏ. Cửa chuồng được mở. Không để ý tới nắm thóc mà cô bé chủ nhà vừa tung ra giữa sân, Trống Choai lảng ra ngoài bờ dậu, tìm đường sang nhà bác Trống Già. Vừa nhác thấy bóng Trống Choai, bác đã cất giọng niềm nở:

- Ê! Trống Choai đó à? Khá lắm! Dạo này mình lẩn thẩn nên quên mất chừng... Lục tục... Bữa sau cứ vậy nhé! Nhớ hít cho căng lồng ngực, kéo dài hơi. Mà hôm nay, có bị muộn đấy! Chưa kịp mở miệng chào hỏi, lại lần nữa, Trống Choai ngơ ngác. Định sang xin lỗi vì tội “trứng khôn hơn vịt”, ai ngờ! Nhưng tại sao bác ấy bảo “lẩn thẩn quên chừng” mà vẫn biết tiếng gáy của mình đuối hơi và “bị muộn?”.

Vì trí tuệ kém cỏi của loài gà, Trống Choai không hiểu được rằng, bác Trống Già đang muốn giao lại cho bọn trẻ sứ mệnh cao cả: gọi bầy báo sáng. Đứng lặng đi hồi lâu trong làn gió sớm, Trống Choai vẫn chưa thật tin rằng, từ nay, nó sẽ là người được quyền thay bác có trách nhiệm cất tiếng gọi bầy thức dậy đón bình minh.

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!