Chủ tịch Quốc hội: Khơi thông nguồn lực để đất nước phát triển nhanh, bền vững

Với tinh thần trách nhiệm rất cao, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ... đã phối hợp chặt chẽ, làm việc ngày, đêm, cả ngày nghỉ, ngày Tết để chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội với chất lượng tốt .

khai-mac-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-9-quoc-hoi-khoa-xv-7851546-resize-1jpg.png
Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN).

Phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, diễn ra sáng nay (12/2), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách, phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cũng là tạo tiền đề về công tác cán bộ tại Đại hội lần thứ 14 của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã đề ra.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua các luật, nghị quyết có tính nền tảng để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, để kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được "nâng cấp, nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn."

Đặc biệt, giảm đầu mối, xóa bỏ cấp trung gian, phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền các cơ quan theo hiến định, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp. (Ảnh: TTXVN)

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 04 dự án luật gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và 05 dự thảo nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.

Trong đó, việc xem xét, thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng, vai trò là nền tảng, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và tổ chức thi hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo Luật được nghiên cứu, sửa đổi toàn diện, với những thay đổi lớn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, theo đúng tinh thần Kết luận số 119 ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, theo đó, hạn chế tối đa các quy trình, thủ tục không cần thiết.

Bên cạnh đó, phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát huy sự năng động, sáng tạo gắn với vai trò, trách nhiệm, tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính.

"Chính phủ và các cơ quan trình dự án luật chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật do cơ quan mình trình; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời trong xây dựng chính sách, pháp luật giữa Quốc hội và Chính phủ, giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương," Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói.

Cùng với đó, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tạo khung khổ pháp lý kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn,” để thể chế trở thành “đột phá của đột phá,” khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 07 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình như: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035...

Cùng đó là xem xét, thông qua phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận...

Ngoài ra, Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiện toàn các chức danh để bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

“Với tinh thần trách nhiệm rất cao, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan đã phối hợp chặt chẽ, hết sức nỗ lực, làm việc ngày, đêm, cả ngày nghỉ, ngày Tết để chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội với chất lượng tốt nhất,” Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Vững vàng tin yêu, dệt thêu khát vọng!

Vững vàng tin yêu, dệt thêu khát vọng!

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã khép lại với dư âm đầy đẹp đẽ của niềm tin yêu và hy vọng trong lòng người Hà Tĩnh. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc trở thành cội nguồn sức mạnh để người dân vững niềm tin, quyết tâm hoàn thành những mục tiêu phía trước.
Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Kỷ niệm 207 năm ngày sinh Các Mác là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Đổi mới toàn diện về cách xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới toàn diện về cách xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Ngày 30/4/2025 – một ngày quan trọng của đất nước – Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - mở đường phát triển

Hoàn thành đồng bộ, bài bản, chất lượng các bước, quy trình, thủ tục, Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ thông qua để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã năm 2025, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển trên chặng đường mới.