Chữa chứng "nhớ mặt mà quên mất tên" và cách luyện tập siêu trí nhớ

Tới 90% thông tin mà chúng ta tiếp nhận được là qua thị giác.

chua chung nho mat ma quen mat ten va cach luyen tap sieu tri nho

Chúng ta không nhớ những điều hợp lý. Chúng ta nhớ những điều vô lý.

Đã bao giờ bạn nhớ mặt một người mà quên mất tên của họ? Trong trường hợp này, mọi người vẫn biện minh rằng: “Não của tôi đã đầy mất rồi” hoặc “Tôi thực sự kém trong khoản nhớ tên mọi người”.

Nhưng Kevin Horsley, nhà vô địch trí nhớ, người có thể nhớ được 10.000 chữ số thập phân của số Pi, không nghĩ vậy. Anh cho rằng siêu trí nhớ không phải thứ gì đó bẩm sinh mà một số người may mắn có được. Tất cả mọi người đều có thể nhớ tốt nếu biết cách luyện tập.

chua chung nho mat ma quen mat ten va cach luyen tap sieu tri nho

Kevin Horsley, nhà vô trí nhớ tại buổi ghi lại kỷ lục của anh, nhớ 10.000 chữ số thập phân của số Pi

Trong một cuộc khảo sát tại Mỹ, 800 người được hỏi liệu họ đã quên mất một điều gì đó trong tuần trước hay không. Câu trả lời thường xuyên nhất họ đưa ra là tên của một ai đó.

Lý do lớn nhất khiến chúng ta khó nhớ được tên người khác là vì chúng ta thường không nghe tên của họ”, Horsley nói. Nghe có vẻ vô lý nhưng anh giải thích:

“Chính bạn có thể đã trải qua điều này trước đây rồi. Bạn gặp ai đó giới thiệu tên mình là John. Bạn đơn thuần bỏ qua và không nghe cái tên. Rồi đột nhiên bạn giật mình nhớ lại "Tên của anh ấy là gì nhỉ?", bởi vì bạn thực sự đã không nghe anh ấy giới thiệu lúc ban đầu”.

Thực ra, tới 90% thông tin mà chúng ta tiếp nhận được là qua thị giác. Bởi vậy, chúng ta lưu giữ nhiều hình ảnh trong trí nhớ hơn là âm thanh. Cũng dễ hiểu khi mọi người thường nhớ mặt hơn là nhớ tên ai đó.

Nhưng bạn có thể dùng một vài mẹo để cải thiện kỹ năng ghi nhớ của mình. “Điều đầu tiên bạn phải làm là tập trung và thực sự nghe cái tên. Sau đó, bạn có 20 giây để hình dung một ý nghĩa về cái tên đó giúp gắn nó vào đầu”.

Cách tốt nhất để gán ý nghĩa cho một cái tên là biến nó thành một hình ảnh ngớ ngẩn. Ví dụ khi bạn nghe cái tên của Horsley, bạn có thể hình dung trong đầu một con ngựa (horse) và Lý Tiểu Long (Bruce Lee). Hình ảnh càng lố bịch thì càng tốt.

“Nó bám vào trong tâm trí của bạn bởi vì chúng ta không nhớ những điều hợp lý. Chúng ta nhớ những điều vô lý”, Horsley cho biết.

Hãy luyện tập phản xạ để có thể sáng tạo ra những hình ảnh bất kỳ từ những thông tin mới mà bạn muốn ghi nhớ. Sau đó, bạn sẽ sẵn sàng cho một thủ thuật tiếp theo. Horsley gọi nó bằng một vài cái tên: phương pháp cơ thể, phương pháp xe hơi, hoặc cuộc hành trình.

Tất cả chúng đều làm việc trên cùng một nguyên tắc - tất cả đều nằm trong trí nhớ dài hạn của bạn. Bạn biết chính xác cơ thể bạn trông như thế nào. Bạn biết chính xác chiếc xe của bạn trông như thế nào. Bạn không cần phải cố nhớ về nó”, Horsley nói.

Bí quyết là hãy đính những thông tin mới vào thông tin cũ. Trên thực tế, điều này sẽ tạo ra những liên kết thần kinh mới trong não bạn, khiến việc nhớ thông tin mới dễ dàng hơn, sau đó chuyển nó vào bộ nhớ dài hạn.

Ví dụ: chúng ta hãy thử sử dụng phương pháp cơ thể để liệt kê và nhớ các bộ phim giành được giải Oscar trong thập niên 90. Hãy bắt đầu với đôi chân của bạn. Vào năm 1990, bộ phim giành giải là "Khiêu vũ cùng bầy sói". Bạn có thể hình dung mình đi một đôi giày in hình con sói và khiêu vũ với nói.

Trong năm 1991, "Sự im lặng của bầy cừu" đã giành giải. Hãy tưởng tượng đầu gối của bạn đang gõ vào nhau trong sợ hãi, gây ra rất nhiều tiếng ồn. Cho nên, bạn đã lấy một chiếc gối in hình cừu để kê vào giữa khiến chúng im lặng.

Di chuyển lên phía trên cơ thể của bạn, đến eo cho năm 1992 "Không thể tha thứ" giành Oscar. Bây giờ, hãy hình dung vòng eo của bạn phình ra vì kết quả của thời gian ăn uống vô độ và lười luyện tập, những điều bạn không thể tha thứ được cho bản thân.

Nguyên tắc là khi bạn nhớ thêm những gì ở sau danh sách, bạn gắn nó với những bộ phận ở phía trên cơ thể. Một khi bạn đã luyện tập được phương pháp này, thậm chí bạn có thể nâng cấp và biến thể nó để nhớ cả 197 thủ đô của các nước trên thế giới.

Chỉ cần chọn một cuộc hành trình dài hơn đi từ dưới chân lên đỉnh đầu, chẳng hạn gắn chúng với những đồ vật trong nhà của bạn, những thứ đã quá quen thuộc và bạn biết rõ chúng ở đâu.

“Những cuộc hành trình là thứ mà tất cả các nhà vô địch trí nhớ đang sử dụng”, Horsley nói. Nếu bạn cũng muốn có một trí nhớ như anh, bạn cũng có thể bắt đầu tập luyện điều này.

chua chung nho mat ma quen mat ten va cach luyen tap sieu tri nho

Bí quyết là hãy đính những thông tin mới vào thông tin cũ.

PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ HÀNH TRÌNH (LOCI)

Trước hết, nghĩ về một nơi rất quen thuộc đến nỗi biết rõ từng ngóc ngách, ví dụ như ngôi nhà đang sinh sống hằng ngày. Sau đó tưởng tượng, hình dung một chuỗi địa điểm ở nơi vừa nghĩa tới theo một thứ tự có logic.

Một ví dụ cụ thể: hãy hình dung con đường thường đi trong nhà để đi từ cửa trước đến cửa sau. Bắt đầu ở cửa trước, sau đó đi dọc theo hành lang và rẽ vào phòng khác, sau đó lần lượt đi qua phòng ăn, kế tiếp đó là bếp, và cứ tiếp tục cho đến cửa sau.

Khi bước vào một địa điểm khác trong nhà (phòng khách, phòng ăn…),di chuyển một cách hợp lý và nhất quán theo cùng một hướng từ phía bên này đến phía còn lại của căn phòng.

Mỗi một loại đồ nội thất trên đường đi đều có thể được xem như là một “địa điểm bổ sung”. Tiếp theo, hãy “đặt” mỗi vật dụng muốn nhớ tại từng “địa điểm” của ngôi nhà. Khi muốn nhớ lại những vật dụng ấy, đơn giản chỉ cần hình dung lại khung cảnh ngôi nhà, lặp lại việc đi từ cửa trước đến cửa sau trong tâm trí của mình.

Mỗi vật dụng cần nhớ đã “đặt” ở các địa điểm nổi bật, cụ thể trong “ngôi nhà”, sẽ tự động nhanh chóng nảy lên trong tâm trí khi đang “đi” vòng quanh nhà trong tâm trí.

Để dễ hình dung hơn về cách hoạt động của phương pháp loci hãy cùng xem qua ví dụ sau:

Danh sách cần mua khi đến tiệm tạp hóa bao gồm sữa , trứng và bánh mì . Để đơn giản hóa công việc thì mọi thứ cần được chuyển đổi thành hành trình bao gồm, vị trí tưởng tượng là trong nhà vệ sinh, sàn nhà là vỏ trứng, vòi nước sẽ chảy ra dòng sữa tươi và khăn bông hằng ngày giờ đây là những miếng bánh mì mềm mịn.

chua chung nho mat ma quen mat ten va cach luyen tap sieu tri nho

Giống như bất cứ kỹ năng nào trong cuộc sống, để có thể nhớ tốt, bạn phải thực hành liên tục. Càng thực hành, bạn càng tạo ra được nhiều khớp nối trong não bộ, lúc này việc ghi nhớ thậm chí còn dễ dàng hơn nữa. Vì vậy, khả năng ghi nhớ của mỗi người đều vô tận.

Lấy ví dụ, khi Horsley còn nhỏ, anh mắc hội chứng khó đọc. Đến khi tốt nghiệp trung học, Horsley mới chỉ đọc với tốc độ bằng một đứa bé 5 tuổi. Tuy nhiên, ngoài sau giờ học, anh lại thích thú với việc ghi nhớ và luyện tập nó.

Đến này hôm nay, Horsley có khả năng đọc một cuốn sách mỗi ngày, nói ba thứ tiếng một cách thành thạo. “Đối với tôi, đó là một cuộc hành trình”, anh chia sẻ. “Tôi đã nghiên cứu điều này trong gần 30 năm. Và mỗi ngày, tôi vẫn đang học cái gì đó mới mẻ và đưa nó vào trí nhớ”.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.