Kinh tế

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

>> Bài 1: “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

>> Bài 2: Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Chương trình OCOP được xác định là giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Hà Tĩnh đạt tỉnh nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Video: Ông Nguyễn Hữu Dực - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh nói về một số giải pháp phát triển OCOP.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Theo số liệu thống kê, tổng doanh số bán hàng của các cơ sở OCOP trong toàn tỉnh trước khi tham gia chương trình là 335 tỷ đồng, đến năm 2021 là 569 tỷ đồng. Đây là con số có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế khu vực nông thôn, song, so với tiềm năng thì vẫn còn khá “khiêm tốn”. Một trong những “rào cản” để nâng quy mô sản phẩm OCOP đó là các cơ sở đang thiếu mặt bằng sản xuất.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Nhiều cơ sở OCOP, đặc biệt là các cơ sở trong ngành chế bến thực phẩm, nông sản đang cần mở rộng mặt bằng rộng để phục vụ sản xuất.

“Là HTX thu mua nông sản, trái cây, chúng tôi rất cần mặt bằng để xây dựng kho bảo quản. Tuy nhiên, sau nhiều năm kiến nghị, đề xuất, đến nay, chúng tôi vẫn chưa được địa phương bố trí mặt bằng”, bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc HTX Sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng (Hương Khê) cho hay.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

HTX Sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng (Hương Khê) chuyên thu mua nông sản đang cần mở rộng mặt bằng.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Cơ sở mật ong Cường Nga (Hương Sơn).

Tương tự, chị Lê Hoài Thu - chủ cơ sở sản xuất bánh ram Anh Thu (xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà) thông tin, sản phẩm bánh ram Anh Thu đã có mặt trên thị trường ngoại tỉnh và xuất khẩu sang Thái Lan, Lào… Nhiều đối tác đã đến tham quan cơ sở sản xuất và đặt vấn đề ký kết đơn hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, do diện tích nhà xưởng hiện đang khá chật hẹp nên chúng tôi chưa thể đáp ứng yêu cầu của đối tác. Cơ sở đã kiến nghị, đề xuất cấp trên bố trí mặt bằng để mở rộng sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm bánh ram Anh Thu của cơ sở sản xuất bánh ram Anh Thu (xã Tân Lâm Hương – Thạch Hà) đã có mặt trên thị trường ngoại tỉnh và xuất khẩu sang Thái Lan, Lào…. Cơ sở mong muốn được cấp đất để mở rộng sản xuất.

“Việc đăng ký xin cấp đất phục vụ SXKD phải được thực hiện qua nhiều cấp, từ tỉnh, huyện đến xã với nhiều hồ sơ, thủ tục và các điều kiện liên quan nhằm đảm bảo quy định pháp luật. Trong khi đó, người dân do chưa nắm vững các quy định hoặc do phải đi lại qua nhiều cấp, làm nhiều hồ sơ thủ tục nên còn lúng túng, khó khăn. Vì vậy, các cấp, ngành cần vào cuộc đồng bộ, hỗ trợ, hướng dẫn người dân để sớm tháo gỡ vướng mắc này”, ông Lê Xuân Tùng - Trưởng phòng OCOP Văn phòng NTM tỉnh cho biết.

Video: Ông Võ Tá Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh nói về xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

Theo ông Võ Tá Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh, để chương trình OCOP hiệu quả, đi vào chiều sâu, cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện bố trí mặt bằng, đất đai để mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức liên kết sản xuất giữa các cơ sở OCOP có cùng loại sản phẩm để tiến tới hình thành và xây dựng thương hiệu lớn, thương hiệu tập thể đối với một số sản phẩm OCOP; tiếp tục hỗ trợ một số sản phẩm nâng hạng lên 4, 5 sao.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Nhiều sản phẩm OCOP Hà Tĩnh được rao bán trên sàn thương mại điện tử như: Hatiplaza.com, Postmart.vn, Voso.vn, Sendo.vn.

Cùng đó là đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP; phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các kênh phân phối, đặc biệt là hệ thống cửa hàng OCOP, sàn thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội và xuất khẩu. Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP. Nếu cơ sở nào vi phạm, không còn đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP thì tham mưu UBND tỉnh thu hồi chứng nhận đạt chuẩn OCOP hoặc tháo dỡ biển hiệu cửa hàng OCOP theo quy chế.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Đề án xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu có tối thiểu 300 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có 20% số sản phẩm đạt 4 sao, 5% đạt 5 sao. Để đạt mục tiêu này, bên cạnh nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất thì việc áp dụng công nghệ để chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong Chương trình OCOP. Đây được xem là giải pháp quan trọng để các sản phẩm OCOP nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị. Năm 2021, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với các đơn vị công nghệ thông tin triển khai đề án chuyển đổi số trong xây dựng NTM và Chương trình OCOP. Đến nay, đã có 70 cơ sở OCOP triển khai số hóa toàn diện từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Năm 2021, Hà Tĩnh tổ chức thành công hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch (Hương Khê), qua đó không chỉ thúc đẩy tiêu thụ mà còn góp phần quảng bá, nâng cao giá trị thương hiệu loại đặc sản này.

Ông Nguyễn Văn Cường - chủ cơ sở mật ong Cường Nga (Hương Sơn) cho biết, từ khi tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương triển khai chuyển đổi số trong Chương trình OCOP, HTX đã nhanh chóng tiếp cận và dẫn đầu trong việc xúc tiến quảng cáo, kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các gian hàng trực tuyến nhằm quảng bá thương hiệu nông sản.

Video: Ông Nguyễn Văn Cường – chủ cơ sở mật ong Cường Nga nói về sự cần thiết của chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm OCOP.

“Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thị trường bán lẻ truyền thống gặp nhiều khó khăn thì việc đẩy mạnh bán hàng qua các sàn TMĐT như: Shopee, Lazada, Sendo... đã tạo thêm nhiều kênh tiếp cận với người tiêu dùng, góp phần đưa các sản vật của địa phương đến gần hơn với khách hàng. Đồng thời, đây cũng là một cách chủ động đầu ra bền vững, hạn chế việc quá phụ thuộc vào kênh tiêu thụ truyền thống. Vì thế, việc chuyển đổi số là tất yếu để các sản phẩm OCOP có thêm nhiều cơ hội “bay xa” hơn nữa” - ông Cường cho hay.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Các nhà vườn, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tham gia hội nghị đã đưa sản phẩm đến trưng bày các gian hàng.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Hà Tĩnh thực hiện chuyển đổi số, đưa hệ thống truy xuất nguồn gốc cây bưởi Phúc Trạch tại địa chỉ: https://buoiphuctrach.gov.vn.

Năm 2021, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến thương mại trực tuyến với 300 điểm cầu trên cả nước. Qua đó, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch, cam Vũ Quang lên các sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam như: Voso.vn, Postmart.vn, Sendo.vn và sàn TMĐT của tỉnh Hatiplaza.com. Đây là bước khởi động để hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng qua kênh TMĐT tiếp tục được triển khai trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Dũng - Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở TT&TT cho biết: Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp nói chung, chương trình OCOP nói riêng, thời gian qua, Hà Tĩnh đã thử nghiệm xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc trên một số sản phẩm OCOP như: nhung hươu, nước mắm, bưởi Phúc Trạch, cam Vũ Quang… Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT (2 sàn của tỉnh và 2 sàn Voso.vn, Postmart.vn).

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Đại diện sàn thương mại điện tử Voso.vn (thuộc Công ty CP Bưu chính Viettel) tại Hà Tĩnh ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch với các hợp tác xã trên địa bàn huyện Hương Khê.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Sàn thương mại điện tử Voso.vn (thuộc Công ty CP Bưu chính Viettel) tại Hà Tĩnh tổ chức livestream tại vườn bưởi Phúc Trạch.

Thời gian tới, toàn ngành sẽ xây dựng, phát triển hạ tầng số, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp, trong đó có sản phẩm OCOP. Để đảm bảo chuyển đổi số đạt hiệu quả cao, trước mắt cần đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông như: mạng 4G, cáp quang và tiến tới 5G để đảm bảo nhu cầu kết nối cho người dân và doanh nghiệp, HTX. Năm 2022, phấn đấu có trên 20% sản phẩm nông nghiệp chủ lực truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát được về quy trình sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm... bằng công nghệ số; tối thiểu 30% sản phẩm nông nghiệp chủ lực được giới thiệu, quảng bá và bán trên các sàn TMĐT.

Nhìn nhận đúng tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức nhằm đề ra giải pháp phù hợp, khả thi để Chương trình OCOP trở thành một trong những nhân tố chính góp phần “phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị” là mục tiêu quan trọng được Hà Tĩnh triển khai trong lộ trình xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 3): Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Các lễ hội, hội chợ được tổ chức hàng năm là cơ hội để các chủ thể có sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: “Trong giai đoạn tới, Hà Tĩnh tiếp tục xác định Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng NTM; là giải pháp quan trọng để xây dựng thành công tỉnh NTM giai đoạn 2021-2025. Do vậy, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển Chương trình OCOP, trong đó, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế nông thôn”.

>> Bài 1: “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

>> Bài 2: Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Trình Bày: Thành Nam

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.