Về Hà Tĩnh

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Khi từ bỏ công việc thu nhập cao ở nước ngoài, trở về quê “ôm” gần chục ha ruộng xấu để khai hoang, phục hoá, cha con ông Nguyễn Đức Tuấn ở Ích Hậu (Lộc Hà - Hà Tĩnh) từng được coi là gàn dở, “ngược đời”…

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Video: Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

7 năm trước, khi ông Nguyễn Đức Tuấn bỏ làng quê Lương Trung theo con sang Thái Lan làm ăn, ông không nghĩ sẽ có ngày trở lại với nghề nông nhọc nhằn ấy nữa. Ông cũng không nghĩ, khi ông trở về (năm 2016), nhận thêm 8ha ruộng để làm lúa thì đứa con trai út của ông cũng bỏ xứ người, về làng cùng cha mẹ khai hoang, phục hoá…

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

“Nhà tôi mấy đời gắn bó với ruộng đồng, mùi những thớ đất mới cày lật, mùi bùn, mùi rơm rạ, mùi lúa chín… đã ăn sâu vào tất cả các giác quan của tôi. Ở xứ người tuy nhàn nhã nhưng lúc nào cũng lo sợ bất trắc. Nhiều đêm, vừa chợp mắt đã nghe tiếng gà gáy, tiếng người làng lao xao… Có thể nhiều người không dễ tin nhưng tôi đã trở về vì nhung nhớ. Quê hương là chốn yên bình nhất” - Ông Tuấn chia sẻ.

Ngày ông Tuấn trở về, vợ ông (bà Nguyễn Thị Xoan) đang một mình cáng đáng 0,75 ha lúa cùng đàn bò gần chục con. Chừng ấy, so với sức lực của ông thì quá lãng phí. Ông Tuấn bàn với vợ thuê lại ruộng của người làng bỏ hoang để mở rộng quy mô làm lúa. Bà Xoan nghe ông nói thì “giãy nãy” không chịu. Chưa nói đến sức người, của đâu mà đầu tư. Với lại, xưa nay ở cái làng này, có ai làm ruộng mà khấm khá lên đâu. Bà nhất quyết phản đối.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

“Cha muốn nhận ruộng hoang để làm lúa diện tích lớn nhưng mẹ lại không đồng ý, không khéo lại vào Nam làm ăn thôi”, ông Tuấn nhắn cho đứa con trai đang ở Thái Lan. Cậu con trai thấy cha nói thế thì quả quyết: “Cha cứ thuê ruộng đi, được thì con sẽ về làm cùng cha mẹ”. Bao năm lăn lộn ở nước ngoài, cậu con trai của ông Tuấn đã thấm thía được những hiểm nguy, bấp bênh nơi xứ người nên cũng muốn trở về, có điều lâu nay cậu chưa nghĩ ra kế sinh nhai phù hợp.

Có động lực từ đứa con trai, ông Tuấn càng quyết tâm. Mãi rồi bà Xoan cũng xuôi. Qua “cửa ải” gia đình rồi, ông Tuấn bắt đầu tìm hiểu, liên lạc với những người có ruộng bỏ hoang để thuê. Những người đang ở làng thì dễ nhưng với những người đã ly hương thì khá vất vả. Ông Tuấn đi khắp làng trên xóm dưới, cậy nhờ hết người này người khác liên lạc để thuê đất.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Cũng may, chính quyền hết sức ủng hộ. Xã và thôn đều cử cán bộ giúp đỡ ông tìm kiếm chủ đất, thuyết phục thuê đất. Mấy tháng sau, 50 hộ thuộc vùng Bại Meo và Đò Lửa đã cho gia đình ông thuê 8ha ruộng hoang hoá trong 6 - 7 năm với giá 800.000 đồng/ ha/ năm.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Anh Nguyễn Đức Thích (con trai ông Tuấn) bộc bạch: “Ở Thái Lan tôi làm nghề bán hàng rong, tuy công việc cho thu nhập khá nhưng lại tiềm ẩn nhiều bất ổn. Về quê, may rủi gì cũng có cha mẹ, vợ con. Khi cha tôi chia sẻ ý định thuê ruộng làm lúa, tôi thay đổi hẳn tư duy. Tôi nghĩ, bây giờ, làm ruộng cũng đã có máy móc hỗ trợ nhiều rồi, tôi cứ về, đất chả bao giờ phụ người”.

Ích Hậu, trong quá khứ nổi tiếng là làng quê nghèo. Đất đai bạc màu, sâu trũng, nhiễm mặn khiến cho cuộc sống người dân quanh năm cơ cực. Đi xuất khẩu lao động và vào miền Nam làm ăn là giải pháp thoát nghèo cho cả xã. Từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, hàng ngàn người trong làng đã tìm đường đi xuất khẩu lao động và ly hương.

Video: Ông Đặng Quang Bắc - Bí thư Đảng ủy xã Ích Hậu: “Địa phương luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ những người trở về, gắn bó với ruộng đồng như ông Tuấn”.

Ông Đặng Quang Bắc – Bí thư Đảng uỷ xã Ích Hậu thông tin thêm: “Đến nay, toàn xã có gần 1000 người đi xuất khẩu lao động và hơn 2000 người đi làm ăn xa. Diện mạo quê hương nhờ đó mà cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề. Trong đó, việc đất đai, ruộng đồng bị bỏ hoang hoá cũng khiến lãnh đạo xã trăn trở. Trong bối cảnh ấy, ông Tuấn và con trai ông lại từ nước ngoài trở về khai hoang, phục hoá là điều rất đáng trân trọng. Xã rất vui mừng và luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ những người trở về, gắn bó với ruộng đồng như ông Tuấn”.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

5h sáng, theo chân ông Tuấn ra cánh đồng 5ha ở vùng Bại Meo giờ đã “thẳng cánh cò bay”, chúng tôi không còn tưởng tượng được cảnh hoang hoá trước đây nữa. Thuê được đất đã khó, thuyết phục được các hộ cho thuê đồng ý phá bờ vùng, bờ thửa, cải tạo thành cánh đồng lớn như hiện tại để đưa máy móc vào canh tác càng khó hơn. Ông Tuấn phải giở hết “chiêu” ra mới thuyết phục được họ.

Video: Ông Nguyễn Đức Tuấn trải lòng về quyết định “khác người” của mình cũng như dự định tương lai cho gần chục ha ruộng của gia đình.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Những ngày đầu, nhìn những đám ruộng manh mún, cỏ dại um tùm, vợ chồng ông Tuấn cũng ước lượng được khó khăn còn lâu dài. Trên vùng đất ấy có chừng 360 vũng trâu đầm. Muốn làm được đất để gieo lúa, ban đầu phải dùng sức người chứ máy móc không vào được. Trong nhiều tháng, gia đình ông Tuấn phải thuê người để lấp các vũng trâu đầm ấy. Sau đó là không biết bao nhiêu công máy để san gạt. Những ngày ấy, cả ông Tuấn, bà Xoan, anh Thích cứ lăn lộn ngoài đồng, cơm không ăn đúng bữa, người nhuộm bùn. Hơn một năm trời miệt mài, cánh đồng bỏ hoang không mấy người qua lại ấy đã trở thành ruộng lúa rộng lớn luôn ấm hơi người.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

“Cái ngày quyết định đi vay 300 triệu ngân hàng để đầu tư khai hoang, nhiều người làng lời ra, tiếng vào. Họ nói, chừng ấy tiền để đầu tư cho con đi xuất khẩu lao động chứ làm ruộng biết đời nào mới thu hồi được vốn. Họ còn nói ông nhà tôi gàn dở, “ngược đời”… Tôi và ông nhà tôi bỏ ngoài tai hết, đã quyết thì không gì lay chuyển được” - bà Xoan vừa têm trầu đưa ra ruộng lúa vừa nói xen vào.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Khi ruộng đã được khai hoang, phục hoá, sẵn sàng gieo lúa, ông Tuấn đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua sắm nông cụ. Đến nay, riêng gia đình ông có 2 máy cày, 2 máy gieo hạt đa năng, 5 máy bơm nước… Tuy có máy nhưng cả 3 người nhà ông Tuấn vẫn đêm ngày bám ruộng, bám đồng.

Không đơn thuần là chuyện làm ăn kinh tế nữa, với ông Tuấn, bà Xoan và anh Thích, sản xuất lúa đã trở thành một tình yêu đặc biệt. Mỗi ngày, từ 4h sáng, cả nhà đã lục tục chuẩn bị nông cụ để ra đồng. Có khi thức thâu đêm ngoài đồng để canh bơm nước. Có khi lúa bị bệnh, cả nhà ông Tuấn ăn không ngon, ngủ không yên, chạy vạy tìm thầy, tìm thuốc để cứu lúa.

“Thuê được đất rồi, cảm giác như đó là ruộng của mình vậy. Lúc lúa bén rễ lên xanh, lúc lúa trổ đòng đòng hay kết hạt, chín vàng ươm… trong lòng tôi đều dâng lên niềm xúc động. Cảm giác như mình vừa hồi sinh một điều gì đó, thiêng liêng lắm. Đó là cảm giác mà tôi chưa bao giờ có khi phiêu bạt ở xứ người. Đất có thể sinh sôi như thế này mà mình lại bỏ đất mà đi. Giá mà cha tôi nghĩ ra việc này sớm hơn…” - anh Thích vừa đi trên bờ dường cánh đồng mênh mông vừa nói.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Có lẽ, vì tình yêu đặc biệt ấy mà ruộng đồng đã trả nghĩa cho họ. Ngay từ mùa đầu, khi chưa gieo hết diện tích, sản lượng đã đạt 30 tấn, mùa thứ hai đạt hơn 40 tấn và mùa thứ 3 đạt hơn 50 tấn. “Tính ra, trừ các khoản chi phí, một mùa lúa chúng tôi lãi ròng chừng 150 triệu. So với việc đi xuất khẩu lao động, trồng lúa cũng không thua kém là mấy mà lại yên ổn lắm”.

Video: Anh Nguyễn Đức Thích (con trai ông Tuấn) tin tưởng, anh cùng gia đình sẽ làm giàu trên cánh đồng của quê hương.

Hiện nay, ngoài 8ha đã canh tác, anh Thích còn có dự định xin nhận thêm 2ha đất hoang hoá của xã ở vùng Bại Meo để cải tạo tiếp. Anh nói: “Chỉ cần bỏ 1 phần sức sẽ được hưởng 2 phần thu hoạch. Nếu mình thật sự yêu quê hương bản quán, thật sự yêu ruộng đồng, yêu cây lúa thì chẳng nghèo đâu”.

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Dù đã nghe ông Tuấn nói về tình yêu với ruộng đồng, với cây lúa, dù đã cùng cha con ông mỏi chân đi qua những bờ dường, bờ thửa của ruộng lúa đang lên xanh nhưng phải đến khi xem lại những hình ảnh thiết bị flycam ghi lại về cánh đồng ấy, chúng tôi mới cảm nhận được đầy đủ nhất về tình yêu lao động, tình yêu ruộng đồng của người nông dân. Nghĩ về ông bà, nghĩ về anh Thích, tôi cứ mường tượng về hình ảnh những cây tre, ở đó, đời sống cứ tiếp nối trong sự trao truyền lặng lẽ mà bền bỉ, mà kiên định...

Và khi nhớ lại hình ảnh về thảm lúa đang thì xanh mướt hai bên dòng sông Én, tôi lại liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” với niềm tự hào rưng rưng…

Chuyện “ngược đời” của cha con “hai lúa” ở Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.