Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

(Baohatinh.vn) - Từ ngày đàn chim trời tìm về làng trú ngụ, người dân thôn Trại Lê (xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) xem đây như một khu “rừng U Minh thu nhỏ” và chung tay bảo vệ, ngăn chặn tình trạng săn bắt để đàn chim yên tâm làm tổ, sinh sản.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!
Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Chiều vừa buông xuống, tiết trời se se lạnh cũng là lúc chúng tôi tìm đến khu vực đầm Bù của làng Trại Lê để tận mắt mục sở thị đàn cò vạn con. Đi đến cuối làng, đầm Bù hiện ra với không gian rộng chừng 2 ha, mực nước sâu hơn 1m, xung quanh mọc nhiều cây đước, bần và lộc vừng, nằm sát cánh đồng lúa mênh mông. Từ ngày đàn cò đến sinh sống, người dân nơi đây xem đầm Bù như là một “U Minh thu nhỏ”.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Vừa bước chân đến đầm Bù cũng là lúc hàng nghìn con cò trở về đây sau một ngày rong ruổi kiếm ăn. Trên những rặng tre giữa đầm, cò đậu trắng trời, phía trên không trung, từng đàn cò gọi nhau làm náo loạn cả không gian yên tĩnh của vùng quê. Cứ mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn dần buông, người dân thôn Trại Lê lại tìm đến khu vực đầm Bù để ngắm đàn cò. Bao mệt nhọc trong họ dường như tan biến trước cảnh đàn cò ríu rít bên nhau.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Ít ai biết rằng, để đàn cò lưu trú ở đây suốt hàng chục năm qua, người dân địa phương đã mất rất nhiều công sức, tiền của. Trong trí nhớ của ông Thân Văn Hoàng (SN 1967) đàn cò có mặt ở thôn Trại Lê từ đầu năm 1995. Thời điểm đó, đàn cò chỉ khoảng vài trăm con, từ đâu bay đến đầm Bù để trú ngụ. Theo thời gian, số lượng đàn cò ngày một tăng, đến nay đã có hàng chục nghìn con.

“Đàn chim trú ngụ ở đây từ tháng 4 năm trước đến tháng 8 năm sau. Mỗi năm, bình quân lúc đông nhất cũng có tới hơn 30.000 con về trú ngụ. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 6h sáng, đàn cò sẽ bay đi tìm kiếm thức ăn, đến 5h chiều, chúng sẽ bay về đây” - ông Hoàng chia sẻ.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Ông Nguyễn Văn Lâm - Trưởng thôn Trại Lê chia sẻ: “Thời gian đầu khi đàn cò về đây làm tổ, một số người từ nơi khác đến săn bắt làm thức ăn và bán kiếm lời. Việc làm này khiến đàn cò bay đi, chỉ còn số rất ít ở lại. Đến đầu năm 2000, Nhân dân trong làng đã tổ chức họp bàn, chấm dứt nạn săn bắt để đàn cò có nơi trú ẩn an toàn. Nhờ sự đồng lòng và ý thức bảo vệ chim trời của mọi người nên từ đó đến nay, tình trạng săn bắt cò đã chấm dứt”.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Không chỉ chung tay bảo vệ, người dân thôn Trại Lê còn tích cực làm sạch môi trường trong đầm Bù như dọn bèo tây, trồng thêm cây xanh để có thêm chỗ cho đàn cò trú ngụ. Đầm Bù nằm sát đường liên xã, lượng người qua lại đông, để hạn chế người lạ xâm nhập, tạo sự yên tĩnh cho đàn cò trú ngụ, bà con đã góp tiền xây một bờ rào sát đường.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Hàng chục năm qua, trong suy nghĩ của người dân thôn Trại Lê, đầm Bù như một địa danh thiêng liêng. Họ hãnh diện vì quê hương mình là nơi “đất lành chim đậu”, vì thế, mỗi người dân đều mang trong mình một sứ mệnh bảo vệ đàn cò khỏi kẻ săn bắn.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Ông Thân Văn Lý (SN 1961) cho biết: “Cứ chiều về, đàn cò bay rợp trời, tiếng cò gọi đàn thành một không gian quen thuộc và rất riêng ở vùng quê này. Chúng tôi xem chúng như những “thành viên” trong làng nên ai cũng đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Mỗi khi có cò bị thương vì nạn săn bắt, người dân lại mang chúng về chăm sóc, chữa lành vết thương rồi thả về tự nhiên. Nhờ sự đoàn kết, yêu thương chim trời nên tình trạng săn bắt ở đây đã không còn xảy ra. Chính vì vậy, qua mỗi năm, đàn cò lại một nhiều thêm. Đất lành chim đậu, chúng tôi rất vui và hãnh diện. Tất cả đều chung tay bảo vệ để hy vọng đến đời con cháu, đàn cò sẽ vẫn ở lại đây”.

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

...

Ông Đặng Đình Vinh - Chủ tịch UBND xã Quang Lộc chia sẻ: “Nhờ ý thức bảo vệ chim trời của Nhân dân Trại Lê nên nhiều năm qua ở đầm Bù, đàn cò vẫn ở lại trú ngụ. Thời gian qua, đã có nhiều đoàn đến tham quan, chụp ảnh đàn cò. Đây là một nét đẹp mà không phải địa phương nào cũng có được. Chính quyền ủng hộ và đồng hành với người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, để đầm Bù luôn là vùng đất lành với chim trời”.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.