Cơ sở sản xuất bún, miến tại Hà Tĩnh hết lo nước thải “làm phiền” cộng đồng

(Baohatinh.vn) - Nhóm nghiên cứu Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN Hà Tĩnh) đã tìm ra các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy carbohydrat, tinh bột và protein trong nước thải từ cơ sở sản xuất bún, miến.

Lâu nay, sự phát triển của các làng nghề sản xuất bún, miến ở Hà Tĩnh đã tạo công việc làm, thu nhập cho nhiều người dân, đồng thời tạo ra những sản phẩm đặc sản, mang thương hiệu riêng của mỗi vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Cơ sở sản xuất bún, miến tại Hà Tĩnh hết lo nước thải “làm phiền” cộng đồng

Nước thải của nhiều cơ sở sản xuất bún ở TP Hà Tĩnh thường có màu đen, bốc mùi hôi thối.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất bún, miến ở Hà Tĩnh hiện vẫn mang tính nhỏ, lẻ, tự phát, ít đầu tư công nghệ, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải. Thực tế đã đặt ra những nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường trong xử lý nước thải trong nghề làm bún, miến. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cộng đồng mà còn là nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh của chính sản phẩm làm ra.

Cơ sở sản xuất bún, miến tại Hà Tĩnh hết lo nước thải “làm phiền” cộng đồng

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm sử dụng chế phẩm ở quy mô phòng thí nghiệm (ảnh tư liệu).

Chị Nguyễn Thị Thùy Linh - chuyên viên Phòng TN&MT huyện Đức Thọ cho biết, trên địa bàn hiện có 7 cơ sở sản xuất bún, miến; trong đó, một số cơ sở có quy mô, quy trình sản xuất khá đơn giản. Theo đó, nước thải với hàm lượng tinh bột lớn không được xử lý triệt để khiến môi trường xung quanh bị ảnh hưởng, gây bức xúc trong dư luận.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, cơ quan chức năng huyện Đức Thọ đã vận động các hộ xây dựng phương án xử lý nước thải ra môi trường. Tuy nhiên, do đòi hỏi nguồn lực lớn nên các cơ sở còn thiếu đầu tư, tình trạng chưa được giải quyết triệt để.

Thực tế, ở Đức Thọ đã xảy ra một số vụ việc vi phạm ATVSTP, môi trường. Đơn cử, năm 2019, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP tỉnh xử phạt cơ sở sản xuất bún phở Nguyệt Phú ở thị trấn Đức Thọ số tiền 4 triệu đồng vì vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Từ thực trạng trên, đầu năm 2020, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đã triển khai nhiệm vụ “Ứng dụng công nghệ vi sinh vật và enzyme sản xuất chế phẩm xử lý môi trường các cơ sở sản xuất bún, miến”.

Cơ sở sản xuất bún, miến tại Hà Tĩnh hết lo nước thải “làm phiền” cộng đồng

Chế phẩm và bao bì, tem nhãn đang được hoàn thiện.

Sau 1 năm triển khai, đến nay, mong ước về những làng nghề làm bún, miến, phở thân thiện với môi trường của người dân Hà Tĩnh dần trở thành hiện thực khi nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được các chủng vi sinh vật khả năng phân hủy carbohydrat, tinh bột và protein có trong nước thải sau quá trình sản xuất bún, miến.

Cơ sở sản xuất bún, miến tại Hà Tĩnh hết lo nước thải “làm phiền” cộng đồng

Sau khi phân tích có thể thấy các chỉ tiêu trong nước thải như: tổng chất rắn lơ lửng, COD, BOD5,.. đã giảm rõ rệt.

Anh Lê Cao Anh - người chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho biết: trước tiên, chúng tôi nghiên cứu công nghệ và tổ chức sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy carbohydrat, tinh bột và protein. Tiếp đó, nhóm theo dõi, đánh giá tính năng tác dụng tại phòng thí nghiệm để xác định công thức tối ưu cho sản xuất chế phẩm.

Sau đó, chúng tôi xây dựng mô hình thử nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải tại một số cơ sở sản xuất bún, miến tại huyện Đức Thọ (trước khi xử lý thì nước thải tại các mô hình đi qua 3 bể lắng và xả ra môi trường; nước thải ra ngoài môi trường có màu đen, bốc mùi hôi thối).

Qua đánh giá cảm quan, sau 7 ngày xử lý, nước thải ở các công thức đã trong hơn, giảm hẳn mùi hôi thối. Kết quả phân tích sau thử nghiệm cũng cho thấy, các chỉ tiêu trong nước thải của các cơ sở như tổng chất rắn lơ lửng, COD, BOD5... đã giảm rõ rệt, nước thải ra môi trường không còn mùi hôi thối.

Cơ sở sản xuất bún, miến tại Hà Tĩnh hết lo nước thải “làm phiền” cộng đồng

Anh Thanh Hải tham gia mô hình thử nghiệm chế phẩm để xử lý môi trường tại cơ sở.

Ông Nguyễn Thanh Hải - chủ cơ sở sản xuất bún, miến Thanh Hải (thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ) phấn khởi: cơ sở chúng tôi sản xuất với quy mô nhỏ, khoảng 3 tạ bún/ngày nên chưa được đầu tư nhiều về hệ thống xử lý nước thải bài bản. Trước đây, người dân xung quanh đã từng có phản ứng về mùi hôi của nước thải, mặc dù chúng tôi đã cố gắng xử lý nhưng không triệt để. Tham gia mô hình thử nghiệm, chúng tôi thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học khá dễ mà hiệu quả cao, chỉ trong thời gian ngắn môi trường đã được cải thiện hẳn.

Ứng dụng công nghệ vi sinh vật và enzyme sản xuất chế phẩm xử lý môi trường các cơ sở sản xuất bún miến tại Hà Tĩnh” được triển khai đúng nội dung, đảm bảo tiến độ và đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra.

Sự thành công của các mô hình khảo nghiệm đã góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất. Góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất bún, miến.

Thời gian tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục khảo nghiệm trên diện rộng, với quy mô lớn hơn để hoàn thiện công nghệ sản xuất và có cơ sở đánh giá đúng hơn về hiệu quả của chế phẩm, tiến tới nhân rộng mô hình đến các cơ sở, làng nghề sản xuất khác.

Bà Dương Thị Ngân - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.