Có thể đảo ngược quá trình lão hóa của con người?

Tuổi thọ trung bình của con người đã tăng đáng kể trong vài trăm năm qua do điều kiện sống và các phương pháp điều trị y tế tốt hơn. Tuy nhiên, con người còn muốn nhiều hơn thế...

Có thể đảo ngược quá trình lão hóa của con người?

Có thể đảo ngược quá trình lão hóa của con người?

Đã có nhiều dự án nghiên cứu tìm cách ngăn cản hoặc thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể tìm ra cách để đảo ngược sự lão hóa trong não. Một số khác tin rằng họ đã phát hiện ra chìa khóa di truyền cần thiết để đảo ngược quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng con người, giống như nhiều loài khác, buộc phải già đi.

Được công bố trên tạp chí Nature, nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự bất tử và trẻ mãi không già có thể chỉ là huyền thoại. Các hạn chế sinh học có thể khiến chúng ta không thể làm chậm tốc độ già đi.

Các nhà nghiên cứu từ 14 quốc gia, bao gồm cả các nhà khoa học từ Đại học Oxford (Anh), đã thử nghiệm giả thuyết “tốc độ lão hóa bất biến”. Lý thuyết nói rằng một loài có tốc độ lão hóa cố định từ khi trưởng thành, và nghiên cứu mới dường như đã xác nhận điều đó.

Nhà khoa học José Manuel Aburto nói: “Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng thay vì làm chậm cái chết, nhiều người sống lâu hơn do giảm tỷ lệ tử vong ở độ tuổi trẻ hơn. Các nhà khoa học của Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học của Oxford Leverhulme đã phân tích dữ liệu sinh và tử theo độ tuổi cụ thể trong nhiều thế kỷ và các lục địa. Chúng tôi so sánh dữ liệu sinh và tử của con người và động vật linh trưởng không phải con người và nhận thấy mô hình tử vong chung này giống nhau. Điều này cho thấy rằng các yếu tố sinh học, thay vì môi trường, cuối cùng kiểm soát tuổi thọ”.

Nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Các số liệu thống kê khẳng định, các cá nhân sống lâu hơn khi sức khỏe và điều kiện sống được cải thiện, dẫn đến tăng tuổi thọ trên toàn bộ dân số. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tăng nhanh khi nhiều năm bước vào tuổi già là điều rõ ràng có thể thấy ở tất cả các loài”.

Các bộ dữ liệu chỉ ra một mô hình tương tự khi nói đến tỷ lệ tử vong. Nguy cơ tử vong cao ở trẻ sơ sinh giảm nhanh chóng ở những người chưa trưởng thành và thanh thiếu niên. Sau đó, nguy cơ vẫn ở mức thấp cho đến khi trưởng thành sớm và tăng liên tục khi tuổi cao.

“Ngày càng có nhiều người sống lâu hơn nhiều. Tuy nhiên, quỹ đạo hướng tới cái chết ở tuổi già vẫn không thay đổi. Nghiên cứu này cho thấy sinh học tiến hóa vượt trội hơn mọi thứ và cho đến nay, những tiến bộ y học vẫn chưa thể đánh bại những hạn chế sinh học này”, José Manuel Aburto cho biết.

Mặc dù kết luận của nghiên cứu có thể không tốt, nhưng có một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD đang tìm cách làm chậm quá trình lão hóa. Nghiên cứu có thể sẽ tiếp tục bất chấp những kết luận này. Làm chậm quá trình lão hóa ở các khu vực quan trọng có thể là chìa khóa để cải thiện sức khỏe tổng thể của loài người ngay cả khi không thể đảo ngược quá trình lão hóa.

Theo BGR/Dantri

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.