Con dấu hoàng gia 2.700 năm tuổi

Con dấu nhỏ khắc chữ và hình sư tử tồn tại từ thời Đồ Sắt, từng được bán ở chợ với giá rất rẻ cho một giáo sư.

Con dấu hoàng gia 2.700 năm tuổi

Con dấu nhỏ khắc hình sư tử đang gầm có niên đại khoảng 2.700 năm. Ảnh: Dani Machlis/BGU.

Yigal Ronen, giáo sư tại Đại học Ben-Gurion Negev (BGU), mua một con dấu ở chợ Bedouin gần Beersheba với giá rất rẻ vào những năm 1980. Các phân tích cho thấy đây là con dấu cổ xưa nhất có khắc chữ được phát hiện tại Israel và nhiều khả năng là một con dấu hoàng gia, Times of Israel hôm 10/12 đưa tin.

Con dấu hình oval, dài khoảng 23,4 mm và rộng 19,3 mm. Bên trên có hình một con sư tử đứng trên 4 chân, đuôi dựng lên và đang gầm. Nó rất giống một con dấu lớn hơn nhiều được tìm thấy tại Tel Megiddo năm 1904, cũng khắc hình sư tử với dòng chữ “l”Shema eved Yerov“am”, nghĩa là “thuộc về Shema, bầy tôi của Jeroboam”. Jeroboam II là vua của Vương quốc Israel cổ đại, cai trị năm 788-748 trước Công nguyên.

Con dấu mua ở chợ Bedouin chỉ còn lưu lại một phần dòng chữ “l”Shema eved Yerov“am”. Tuy nhiên, Yuval Goren, giáo sư tại BGU, khẳng định nó cũng từng mang dòng chữ giống hệt như con dấu Tel Megiddo. Việc con dấu hoàng gia có kích thước khác nhau là phát hiện mới và đáng lưu ý.

Ban đầu, Ronen nghĩ con dấu nhỏ khó có thể là đồ thật vì được mua ở chợ với giá rẻ. Tuy nhiên, ông vẫn quyết định đưa nó đi kiểm tra. Các nhà nghiên cứu từ BGU, Cơ quan Khảo sát Địa chất Jerusalem và Cơ quan Cổ vật Israel thực hiện nhiều phân tích trên con dấu này và xác nhận đây là con dấu cổ xưa nhất có khắc chữ từng phát hiện tại Israel.

Nhóm chuyên gia sẽ xuất bản nghiên cứu mới về con dấu cổ trên tạp chí Eretz Yisrael. Gia đình Ronen cũng đã đồng ý giao nó lại cho Cơ quan Cổ vật Israel để trưng bày tại Bảo tàng Israel.

Theo Thu Thảo/VNE (Times of Israel)

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.