Công nghệ AIP Nga vượt phương Tây?

Bị đánh giá là kẻ đến sau nhưng Nga đang tạo ra thế hệ động cơ AIP có khả năng vượt trội so với thành tựu của cả Đức, Nhật, Pháp.

Theo TASS, tàu ngầm thông thường chạy diesel-diện trang bị công nghệ cung cấp động lực không phụ thuộc vào không khí ngoài (AIP) đang được Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga (UAC) phát triển.

Nguyên mẫu tàu ngầm áp dụng công nghệ AIP mới đang được thực hiện theo thỏa thuận với Tổ hợp thiết kế hàng hải Rubin và Bộ Công Thương Nga ký cuối năm 2019.

“Công việc đang diễn ra đúng kế hoạch và dòng tàu ngầm mới có thể ra mắt vào năm 2023”, Đại diện UAC, Alexei Rakhmanov cho biết.

Công nghệ AIP Nga vượt phương Tây?

Tàu ngầm Kilo Nga.

Một khi phát triển thành công, công nghệ AIP của Nga sẽ được trang bị đầu tiên trên lớp tàu ngầm 677 Lada và biến thể xuất khẩu Amur-1650. Quá trình phát triển công nghệ AIP của Nga đang đẩy nhanh với sự hỗ trợ tài chính từ phía Ấn Độ.

Chương trình hợp tác được thực hiện theo thỏa thuận được kỳ kết hồi năm 2019. Thoe các điều khoản ký kết, Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển công nghệ AIP trên tàu ngầm theo nguyên tắc đồng đẳng.

Hai bên sẽ cùng bỏ nguồn tài chính phát triển công nghệ và có quyền sở hữu sáng tạo tương đương nhau trong chương trình phát triển tàu ngầm mới.

Hiện nay, tại phòng thiết kế Rubin (Nga), các kĩ sư đã bước đầu nghiên cứu thành công công nghệ có một không hai để nhận được trực tiếp hydro từ nhiên liệu diesel bằng phương pháp được gọi là reforming (định dạng lại).

Phương pháp này cho phép không phải xây dựng kho chứa hydro chuyên dụng tại các căn cứ của tàu ngầm phi hạt nhân, mà sử dụng cơ sở hạ tầng và kho chứa nhiên liệu vẫn dùng trong các trang thiết bị điện - diesel của các tàu ngầm phi hạt nhân bình thường cổ điển.

Quá trình tạo ra dòng điện hoàn toàn không gây ồn, điều này tăng lên rất nhiều độ bí mật của tàu ngầm di chuyển khi lặn. Thời gian lặn cũng tăng lên. Truyền thông Nga cho rằng, phòng thiết kế Rubin đã chế tạo được trang thiết bị năng lượng thí nghiệm công suất 400KW.

Để so sánh, các thiết bị tương tự của phương Tây cho công suất không quá 180 KW. Thiết bị năng lượng không phụ thuộc không khí mới đã được thử nghiệm mô hình, các thử nghiệm này đã khẳng định sự đúng đắn của giải pháp đã được lựa chọn.

Đặc điểm của tàu ngầm phi hạt nhân kiểu Rubin thế hệ mới là sự tổng hợp hạn chế của phương án cổ điển và những tính năng cách mạng. Ngoài trang thiết bị năng lượng không phụ thuộc không khí, tàu ngầm vẫn có máy phát diesel thông thường và các ắc quy.

Nghĩa là tàu ngầm có thể hoạt động nhờ động cơ diesel, ắc quy và dùng năng lượng có được nhờ reforming. Nếu như tất cả những điều này tập hợp lại được, thì tàu ngầm Nga với thiết bị năng lượng phi hạt nhân sẽ áp sát đến các tàu ngầm nguyên tử về mặt các tính năng chiến đấu và khai thác sử dụng, nhưng với giá thành thấp hơn rất nhiều.

Theo kế hoạch, tàu ngầm lớp Lada của Nga sẽ được trang bị hệ thống động cơ đẩy AIP hiện đại, siêu yên tĩnh trong vòng 3 năm tới. Tàu ngầm lớp Lada được thiết kế theo kiểu module hóa có thể căn cứ vào yêu cầu mà lắp ráp thành tàu ngầm với các tải trọng khác nhau như 550 tấn, 750 tấn, 950 tấn, 1.450 tấn, 1.650 tấn và 1.850 tấn.

Tàu Lada loại từ 1.650 tấn trở lên có thể lắp thêm khoang chứa tên lửa phóng theo chiều thẳng đứng. Xét về khả năng tàng hình trước các thiết bị cảm âm, tàu ngầm lớp Lada thậm chí còn vượt trên cả tàu ngầm lớp Kilo vốn đã nổi tiếng với biệt danh “hố đen của đại dương”.

Tàu ngầm Lada được thiết kế để có thể lặn sâu tối đa 300m và lặn liên tục dưới nước trong 45 ngày. Vận tốc khi nổi của tàu vào khoảng 18 km/h, khi lặn là 37 km/h. Vũ khí chính của tàu ngầm Lada là tên lửa hành trình Alfa và tên lửa chống hạm Oniks.

Tàu được thiết kế với 6 ống phóng ngư lôi 533mm, ngoài ra tàu còn được trang bị 18 quả ngư lôi. Vũ khí của tàu Lada có thể thay thế các tên lửa và ngư lôi bằng các loại mìn phù hợp với từng nhiệm vụ riêng biệt.

Đặc biệt tàu còn được trang bị cảm biến thủy âm ở phía đuôi rất hiện đại, giúp tăng khả năng cũng như cự li phát hiện kẻ địch (thiết bị này không được lắp đặt ở tàu ngầm lớp Kilo, thường chỉ được lắp trên tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu chống ngầm cỡ lớn).

Với những thiết kế nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, tàu ngầm lớp Lada đã đạt tới đỉnh điểm về thiết kế của tàu ngầm thông thường trên thế giới.

Theo Thanh Hà/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.