Công tác chuẩn bị ít biết cho bay đêm của Su-30

Theo báo PK-KQ, Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 vừa tổ chức thành công ban bay đêm trên tiêm kích đa năng Su-30MK2.

Việc tổ chức thành công ban bay đêm đã góp phần nâng cao trình độ, kỹ thuật lái cho đội ngũ phi công, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời trong tình hình hiện nay.

Nói về công tác chuẩn bị cho ban bay đêm, Đại úy Nguyễn Ánh Ngọc - Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn 923 cho biết: "Làm công tác chuẩn bị cho ban bay ngày vốn đã vất vả, khó khăn, thì chuẩn bị cho ban bay đêm còn phức tạp hơn nhiều.

Vì vậy, chúng tôi phải kiểm tra thật cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết, bộ phận, bảo đảm tốt nhất các tham số kỹ thuật của máy bay trước khi thực hiện nhiệm vụ".

Công tác chuẩn bị ít biết cho bay đêm của Su-30

Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.

Để tổ chức thành công ban bay đêm, công tác chuẩn bị bao gồm: Nắm rõ tình hình thời tiết, khí tượng; công tác hiệp đồng giữa các thành phần; công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; thông tin, ra đa, ánh sáng; tình hình tâm lý, tư tưởng của bộ đội cũng như sức khỏe của đội ngũ phi công tham gia huấn luyện bay…

Trên cơ sở công tác bảo đảm các mặt của đơn vị và sự chỉ đạo của cấp trên, sĩ quan chỉ huy sẽ giao nhiệm vụ sơ bộ cho các thành phần trước ban bay…

Thế nhưng trước khi những chiếc tiêm kích đồng loạt cất cánh, một chiếc Su-30MK2 đầu tiên nhận nhiệm vụ bay trinh sát khí tượng đã cất cánh. Sau 30 phút, chuyến bay trinh sát khí tượng hạ cánh an toàn. Tất cả các thành phần có mặt tại phòng giao nhiệm vụ bay. Sau khi nắm lại mọi công tác chuẩn bị, tình hình khí tượng, đồng chí Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ bay chính thức.

Ban bay đêm được thực hiện đúng 18h15. Vào giờ bay thứ nhất, 4 chiếc máy bay Su-30MK2 lần lượt lăn bánh ra đường băng, tăng tốc và lao vút lên bầu trời. Những chiếc "hổ mang chúa" dưới sự điều khiển của các phi công Trung đoàn 923 thực hiện thuần thục các bài bay đêm theo kế hoạch đã đề ra...

Ngay khi máy bay Su30MK2 kết thúc chuyến bay, lăn bánh về khu nhà vòm, đội ngũ kỹ thuật hàng không nhanh chóng tiếp thu máy bay, nghe phi công phản ánh về tình trạng kỹ thuật và kịp thời hiệu chỉnh khí tài, bảo đảm tốt nhất cho những chuyến bay tiếp theo.

Thành công của ban bay tiếp tục khẳng định khả năng làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật của cán bộ, chiến sĩ toàn Trung đoàn; đặc biệt là năng lực, trình độ của đội ngũ phi công và kết quả công tác tổ chức huấn luyện chiến đấu của Trung đoàn trong thời gian qua.

Đây cũng là động lực để thời gian tới Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vững chắc vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.