Đại bàng tấn công drone xâm phạm lãnh thổ

Đòn tấn công từ xa của con đại bàng đầu trắng khiến chiếc drone trị giá 950 USD đang dùng để khảo sát hồ rơi thẳng xuống nước.

Đại bàng tấn công drone xâm phạm lãnh thổ

Đại bàng đầu trắng làm hỏng chiếc drone đắt tiền của EGLE. Ảnh: Cnet.

Theo thông báo hôm 13/8 của Cơ quan Môi trường, Ngũ hồ và Năng lượng Michigan (EGLE), Hunter King, phi công điều khiển drone kiêm nhà phân tích chất lượng môi trường, lái chiếc drone Phantom 4 Pro Advanced để khảo sát xói mòn ven bờ dọc hồ Michigan. King buộc phải cho drone bay trở lại sau ít phút khi phát hiện đại bàng tấn công trên không. Tuy nhiên, con đại bàng vẫn đuổi kịp và va chạm mạnh làm chiếc drone rơi xuống nước. Ngoài King, hai du khách gần đó cũng chứng kiến sự việc.

Dù tích cực tìm kiếm, nhà chức trách vẫn không tìm thấy chiếc drone. Dữ liệu bay cho thấy phương tiện đâm chúi xuống vùng nước cách bờ 46 m. “Tốc độ của chiếc drone giảm lập tức từ 35 km/h xuống còn 16 km/h. Trong vòng nửa giây sau, nó bắt đầu di chuyển xoắn ốc theo chiều hướng xuống”, EGLE cho biết. Nhà chức trách cũng phát hiện một trong những cánh quạt của drone bị gãy.

EGLE suy đoán nguyên nhân dẫn tới vụ tấn công có thể do con đại bàng muốn bảo vệ lãnh thổ hoặc nhầm drone với thức ăn. Đội điều khiển drone của EGLE đang cân nhắc các biện pháp để giảm nguy cơ lặp lại sự việc, bao gồm ngụy trang để phương tiện đỡ giống mòng biển hơn.

Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus) là một loài chim săn mồi phổ biến ở Bắc Mỹ, nặng 3 - 6,3 kg. Chúng có thể đạt tốc độ 56 - 70 km mỗi giờ khi bay liệng trong không trung và sà xuống với tốc độ 120 - 160 km mỗi giờ. Đại bàng đầu trắng là loài săn mồi cơ hội, theo Steve Hein, giám đốc Trung tâm giáo dục về động vật hoang dã ở Đại học Nam Georgia.

Theo An Khang (Theo Cnet)/VNE

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.