Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua 4 luật và 2 nghị quyết quan trọng

(Baohatinh.vn) - Sau khi nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, chiều nay (13/11), tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua một số luật và nghị quyết quan trọng.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua 4 luật và 2 nghị quyết quan trọng

Toàn cảnh phòng họp biểu quyết tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV,.

4 luật được thông qua gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cư trú (sửa đổi); Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Thỏa thuận quốc tế.

2 nghị quyết gồm: Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 và Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được các đại biểu Quốc hội bầm nút thông qua với tỷ lệ 92,53% biểu quyết tán thành.

Luật có bố cục gồm 3 điều với các nội dung chính như: sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính theo hướng bổ sung, nâng mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực; sửa đổi tên, bổ sung, bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt; nâng thẩm quyền xử phạt của một số chức danh; sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục xử phạt và việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm hành chính... và một số quy định chung của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua 4 luật và 2 nghị quyết quan trọng

Các đại biểu Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia biểu quyết.

Với tỷ lệ 93,15% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Cư trú (sửa đổi) gồm 7 chương, 38 điều. Luật sửa đổi nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; đồng thời, nhằm ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đặc biệt, luật ban hành 2 chính sách mới: bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú; đơn giản hoá các trình tự, thủ tục đăng ký cư trú để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 93,36% đại biểu tán thành. Với 8 chương, 74 điều, luật tập trung sửa đổi các nội dung như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; quyền và nghĩa vụ của người lao động; về bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; về chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp... Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua 4 luật và 2 nghị quyết quan trọng

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cư trú (sửa đổi)

Thông qua với tỷ lệ 94,61%, Luật Thỏa thuận quốc tế gồm 7 chương, 52 điều nhằm tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc hơn để thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập quốc tế, đáp ứng những nhu cầu về pháp luật và thực tiễn đặt ra, tạo cơ sở cho việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và quy định tại Điều 12 Hiến pháp về hội nhập quốc tế, điều chỉnh quy định về ký kết thỏa thuận quốc tế phù hợp với các văn bản mới được ban hành, đáp ứng nhu cầu ký kết văn bản hợp tác quốc tế ở các cấp chưa được quy định trong Pháp lệnh và khắc phục những điểm chưa thống nhất về kỹ thuật trong Pháp lệnh 2007 gây khó khăn cho việc giải thích và thực hiện. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.

Tại phiên họp này, Quốc hội cũng đã thông qua 2 nghị quyết. Với 92,15% đại biểu tán thành, nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 được thông qua phân bổ tổng số thu ngân sách trung ương là 739.401 tỷ đồng và tổng số thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách trung ương là 1.058.271 tỷ đồng, trong đó, dự toán 350.804 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc có 6 chương, 18 điều được Quốc hội thông qua với tỷ lệ 94,40% đại biểu tán thành. Nghị quyết nhằm xây dựng khung pháp lý về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc để triển khai lực lượng tham gia theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ huy, điều hành, thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo hợp lý chế độ chính sách; chuẩn hóa quy trình, thủ tục pháp lý trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, triển khai, điều chỉnh, rút lực lượng và xử lý những vấn đề phát sinh tại địa bàn.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...