Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

(Baohatinh.vn) - Sáng 19/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh Lê Anh Tuấn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đóng góp ý kiến với nhiều nội dung thiết thực.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh Lê Anh Tuấn phát biểu góp ý

Đối với cách tiếp cận của dự luật về hợp đồng PPP, đại biểu cho rằng theo thông lệ quốc tế, hợp đồng PPP là hợp đồng hành chính, trong đó Nhà nước là một bên dùng quyền lực công, tài sản công hợp tác với các đối tác tư nhân để cung cấp dịch vụ công, do đó cần có sự giám sát của nhân dân về nội dung của hợp đồng sau khi chính thức có hiệu lực, bảo đảm quyền khởi kiện của người dân với tư cách là người sử dụng dịch vụ công khi dịch vụ công đó được cung cấp không đúng với nội dung hợp đồng PPP đã được ký kết.

Đối với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1, Điều 2 dự thảo), đại biểu Lê Anh Tuấn nêu rõ: Luật quy định về phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam nhằm thu hút khu vực tư nhân đầu tư với đối tượng áp dụng là các bên trong hợp đồng và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư PPP.

Theo Điều 4, khoản 6 và khoản 8, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, tham gia đầu tư. Nhà đầu tư trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam và như vậy, đối tượng áp dụng trong dự thảo mở rộng sang cả DNNN (100% vốn Nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2014).

Theo Luật Đấu thầu 2013 (Điều 6) và Nghị định 30/2015/NĐ-CP (Điều 2), nhà đầu tư dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu (không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau). Để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và thu hút được nguồn vốn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực đáng lẽ Nhà nước phải đầu tư, cung cấp dịch vụ công, đúng với mục đích đầu tư theo phương thức PPP, cho nên theo đại biểu, không nên mở rộng đối tượng áp dụng sang cả DNNN (sở hữu 100% vốn Nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2014).

Đối với mối quan hệ giữa Luật PPP và các luật chuyên ngành (Điều 3), do tính chất phức tạp và dài hạn của mô hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư nên bên cạnh Luật PPP còn có nhiều luật khác cùng điều chỉnh như: dân sự, đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng, đấu thầu... Đại biểu dẫn chứng: từ kinh nghiệm của Hàn Quốc – quốc gia được đánh giá là thành công trong triển khai PPP, dự thảo tại khoản 2, Điều 3 đã quy định về mối quan hệ giữa dự luật này với các luật khác và một số ưu tiên trong áp dụng.

Tuy nhiên, cần cân nhắc lại một số khía cạnh của quy định này, vì về bản chất, hợp đồng PPP là hợp đồng giữa Nhà nước và nhà đầu tư, những quy định trực tiếp trong hợp đồng PPP sẽ ràng buộc trực tiếp nghĩa vụ của tất cả cơ quan nhà nước và nhà đầu tư. Vì thế, trong Điều khoản này của Luật chỉ nên quy định những vấn đề đặc thù của PPP được ưu tiên áp dụng như: trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án; hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án PPP.

Các vấn đề như luật áp dụng (đã được quy định tại Điều 50 dự thảo) và bảo đảm đầu tư cần phải tuân thủ chung theo Luật Đầu tư. Những biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể thì quy định trực tiếp trong hợp đồng PPP.

Về doanh nghiệp dự án PPP, theo Điều 39 dự thảo, sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp có mục đích duy nhất để thực hiện dự án theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty CP (khoản 1). Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng không được phát hành cổ phiếu (khoản 2). Theo đại biểu, cần cân nhắc lại quy định này vì 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc, doanh nghiệp dự án có quyền mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đăng ký (ví dụ: Nhận chuyển nhượng dự án PPP cùng loại của doanh nghiệp khác);

Thứ hai, khi pháp luật thừa nhận doanh nghiệp có mục đích duy nhất để thực hiện dự án theo mô hình Công ty CP mà không có quyền phát hành cổ phiếu là trái với nguyên tắc hình thành cấu trúc vốn của Công ty CP. Không phát hành cổ phiếu lần đầu không hình thành vốn điều lệ của Công ty CP. Có chăng, dự thảo luật chỉ có thể ngăn cấm việc phát hành cổ phiếu mới để bổ sung vốn điều lệ của Công ty.

Về điều khoản “Hardship” trong hợp đồng PPP, theo Điều 42, khoản 8 dự thảo, nội dung cơ bản của Hợp đồng phải có “Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự” (điều khoản Hardship). Tuy nhiên, Điều 45, khoản 1a quy định việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng PPP được xem xét trong trường hợp: "Dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các sự kiện bất khả kháng”. Việc sử dụng cả hai điều khoản nêu trên trong cùng một văn bản hợp đồng là chưa hợp lý, có khả năng xung đột trong việc thực hiện nghĩa vụ.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.