Đài RT của Nga bị tố can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Trang mạng xã hội Twitter ngày 28/9 tiết lộ rằng một tổ truyền thông có liên quan đến Chính phủ Nga đã thiết lập gần 2.000 quảng cáo dưới dạng tin nhắn trên Twitter trong năm 2016 nhằm tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

dai rt cua nga bi to can thiep cuoc bau cu tong thong my

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Getty)

Trong một tuyên bố, Twitter cho biết đã cung cấp các dữ liệu liên quan đến các quảng cáo do đài truyền hình RT mua để đăng tải trên Twitter cho các điều tra viên của hai Ủy ban Quốc hội Mỹ.

Theo Twitter, đài RT - một mạng lưới truyền hình có liên quan đến Chính phủ Nga, đã chi 274.000 USD trong năm 2016 để mua các quảng cáo trên Twitter và có thể được sử dụng để cố gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuyên bố cũng nêu rõ: "Đây là một tiến trình liên tục và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhân viên điều tra."

Theo kế hoạch, trong ngày 29/9, Phó Chủ tịch chính sách công của Twitter Colin Crowell sẽ gặp các thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện và Hạ viện Mỹ liên quan đến cuộc điều tra đang tiến hành về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử.

Twitter cũng cho biết hiện đang tiến hành kiểm tra nỗ lực của các cơ quan nước ngoài nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ sau khi Facebook thông báo đã phát hiện 450 tài khoản được sử dụng cho mục đích này.

Twitter xác nhận: "Trong khoảng 450 tài khoản mà Facebook công bố gần đây trong các đợt xem xét của họ, chúng tôi kết luận rằng có 22 tài khoản tương ứng trên Twitter. Tất cả các tài khoản đó sẽ bị cấm ngay lập tức trên Twitter vì vi phạm các quy định của hãng."

Ngoài ra, theo Twitter, trong suốt chiến dịch bầu cử Mỹ, trang mạng xã hội này đã gỡ bỏ những tin nhắn với mục đích ngăn chặn hoặc gây cản trở quyền đi bầu cử, bao gồm cả quyền kiểm phiếu, thông qua những thông tin cố ý gây hiểu lầm.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Facebook thừa nhận các tổ chức nước ngoài liên quan đến Nga đã trả tiền để quảng bá các thông điệp chính trị trên trang mạng xã hội này, điều có khả năng vi phạm luật bầu cử Mỹ.

Hồi đầu tháng Chín, Facebook cũng cam kết sẽ cung cấp cho các điều tra viên của Quốc hội Mỹ các dữ liệu của khoảng 3.000 quảng cáo được các thành phần có liên quan tới Chính phủ Nga mua để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ. Ngoài ra, Facebook cũng tiết lộ đã bán khoảng 100.000 USD tiền quảng cáo về chính trị, vốn được dùng để phát tán các tin tức sai lệch trong cuộc bầu cử.

Hôm 27/9, hai ủy ban điều tra cũng đã mời các công ty Twitter, Facebook, và công ty mẹ của Google Alphabet tham dự phiên điều trần dự kiến vào ngày 1/11.

Những cáo buộc liên quan đến mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và Nga đã phủ bóng đen trong suốt những tháng cầm quyền đầu tiên của người đứng đầu Nhà Trắng. Cho đến nay, Tổng thống Trump bác bỏ mọi cáo buộc đội ngũ tranh cử của ông có liên hệ với Nga và gọi cuộc điều tra này là một cuộc "săn phù thủy"./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ phóng tên lửa vào 9 mục tiêu trên lãnh thổ Pakistan và vùng Pakistan kiểm soát ở Kashmir, trong khi Islamabad tuyên bố bắn rơi 5 máy bay quân sự của đối thủ ở biên giới.
Đức có tân thủ tướng

Đức có tân thủ tướng

Ông Friedrich Merz đã giành đủ sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để trở thành Thủ tướng Đức.
Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Tổng thống Trump bổ nhiệm Ngoại trưởng Rubio làm Cố vấn An ninh Quốc gia, sau khi đề cử ông Mike Waltz làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Khám phá hành trình lịch sử của những chiếc xe quyền lực nhất nước Nga tại Bảo tàng Garage Đặc biệt Moskva – nơi lưu giữ từ ô tô hoàng gia cổ điển đến siêu limousine Aurus hiện đại của Tổng thống Putin.
Gaza bên bờ vực thảm họa

Gaza bên bờ vực thảm họa

Giá thực phẩm tăng vọt, nguồn cung nhiều mặt hàng thiết yếu cạn kiệt, cùng tình trạng phong tỏa viện trợ đang đẩy Gaza đến bờ vực thảm họa nhân đạo tàn khốc.