Lê Đặng Diệu Châu - Trường Đại học Sư phạm Huế là đại diện duy nhất của Hà Tĩnh được vinh danh tại lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2024.
Ngay sau khi Đảng lãnh đạo Nhân dân giành được độc lập cho dân tộc, để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị, chào đón niềm vui lớn của dân tộc, Xuân Diệu viết liền hai bản trường ca “Ngọn Quốc kỳ” và “Hội nghị non sông”.
Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo giúp cán bộ các sở, ngành, đơn vị ở Hà Tĩnh sớm nhận diện, chủ động đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Hà Tĩnh có 8 gương mặt thiếu nhi tham dự Ngày hội Văn hóa thiếu nhi các dân tộc và tập huấn CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” khu vực miền Trung, được tổ chức trong 2 ngày 24 - 25/8 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tự hào là người dân tộc thiểu số được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, ông Nguyễn Văn Thân (SN 1962) - Trưởng thôn Công Thương, xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) luôn tận tâm, tận lực, cống hiến không ngưng nghỉ để xây dựng thôn biên cương ngày càng khởi sắc, ấm no, đoàn kết...
Việc dừng tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh năm học 2023 - 2024 được căn cứ theo Điều 9, Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/3/2023 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.
Con đường giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp được Nguyễn Ái Quốc tìm ra đã gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng ách áp bức, bóc lột, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Để chống lại chính sách văn hóa phản động của thực dân Pháp - phát xít Nhật và tay sai của chúng, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc..., đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã soạn thảo Đề cương Văn hóa Việt Nam. Đề cương đã được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng vào tháng 2/1943.
Hà Trai là thôn khó khăn nhất của xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn - Hà Tĩnh). Nhờ sự hỗ trợ từ các chủ trương của Đảng, chính sách của chính quyền các cấp, đặc biệt là nỗ lực của người dân, thôn Hà Trai đã vươn lên, xây dựng đời sống mới.
Chương trình “Vui Tết Chăm Cha Bới năm 2022” được tổ chức nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần, gìn giữ những phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt tại xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Theo thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), tết Chăm Cha Bới năm 2022 của đồng bào dân tộc Chứt sẽ được tổ chức vào ngày 5/12 (ngày 12/11 âm lịch) tại nhà văn hóa cộng đồng bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê).
Nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á, phải hứng chịu nhiều thiên tai và chiến tranh liên miên, nếu không nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự thông minh và sáng tạo của toàn dân, Việt Nam khó có thể đạt được những thành quả như ngày hôm nay. Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh dân tộc và là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
Lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Tĩnh, hội thảo về “Phát huy những giá trị văn hóa tích cực của các dân tộc, tôn giáo” có ý nghĩa thiết thực, quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo trên địa bàn.
“Việt Nam trên đường chúng ta đi/ Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó/ Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời/ Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước/ Mà vui sao ta chẳng nói nên lời”. Mỗi lần nghe bài hát “Đường chúng ta đi” của nhạc sĩ Huy Du, lòng tôi lại xao xuyến lạ thường. Đó cũng là cảm xúc chung của hàng triệu con Lạc cháu Hồng mang trong trái tim mình tình yêu đất nước.