Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp Tết Chăm Cha Bới của đồng bào dân tộc Chứt

(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), tết Chăm Cha Bới năm 2022 của đồng bào dân tộc Chứt sẽ được tổ chức vào ngày 5/12 (ngày 12/11 âm lịch) tại nhà văn hóa cộng đồng bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê).

Hoạt động gồm phần lễ và phần hội, trong đó: phần lễ gồm nghi thức cúng lễ (lễ cúng bìa rừng); phần hội gồm các hoạt động dân ca - dân vũ (múa hát tập thể, song ca và nhảy sạp).

Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp Tết Chăm Cha Bới của đồng bào dân tộc Chứt

1 tiết mục văn nghệ (tiếng khèn môi và tiếng đàn Chư Ra Bon) của dân tộc Chứt mừng tết Chăm Cha Bới. Ảnh tư liệu

Việc tổ chức tết Chăm Cha Bới (còn gọi là tết mừng cơm mới) nhằm gìn giữ, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai sau những phong tục tập quán tốt đẹp về văn hóa dân gian, nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Chứt; từng bước bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chứt, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Các hoạt động có ý nghĩa khác cũng sẽ tổ chức trong dịp này như tổ chức chương trình tham quan, giao lưu, học tập với đồng bào dân tộc Chứt tại Bản Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình vào ngày 27/11/2022; tổ chức ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang vườn hộ cho các bà con dân tộc Chứt từ ngày đến 3/12 đến ngày 4/12/2022; tổ chức tặng quà cho các gia đình, học sinh đồng bào dân tộc Chứt, bản Rào Tre, xã Hương Liên vào ngày 5/12/2022.

Đồng bào dân tộc Chứt di cư từ miền núi tỉnh Quảng Bình sang Hà Tĩnh, sau đó được tạo điều kiện định cư tại bản Rào Tre, xã Hương Liên. Hiện nay, bản có 46 hộ với 156 nhân khẩu.

Nhiều năm nay, được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyền, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Chứt ngày càng tiến bộ, đổi mới và phát triển.

Đồng bào dân tộc Chứt có hai lễ hội đặc trưng là tết Lấp lỗ (tháng 7 âm lịch) và tết Chăm Cha Bới (tháng 11 âm lịch).

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.