Đất nước, mùa Thu…

Nhắc đến mùa thu, dường như tâm trạng không thể thiếu trong trái tim người Việt Nam đó là tình yêu Tổ quốc.

Tùy bút

Tổ quốc với mùa thu luôn luôn đồng hành và tồn tại, như đất và nước, như núi và sông vượt qua thời gian và không gian, mang trong tâm thức sâu thẳm của con người tình yêu thiên nhiên, tình yêu cộng đồng vô hạn. Bởi một nhẽ, lịch sử mùa thu gắn với Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Ngày ấy mùa thu Hà Nội “cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ”. Trên lễ đài tại quảng trường Ba Đình đầy nắng và hoa, Bác Hồ trịnh trọng tuyên bố với toàn thể nhân loại: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.

Lời Người vang khắp non sông và gió thu về mang lời Người bay tận cùng non cao, biển cả. “Người về mang tới ngày vui…”, những chàng trai, cô gái thủ đô hát “Bài ca Hà Nội” trong niềm hân hoan khôn tả. “Hà Nội cùng đứng lên. Hà Nội cùng đứng lên… Sông Hồng reo…”. Đâu chỉ có Hà Nội đứng lên, mà cả đất nước đứng lên để bảo vệ, giữ vững nền độc lập ấy.

Rồi Thủ đô kháng chiến, rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ… Mùa thu trở thành mùa đưa tiễn, mẹ tiễn đưa con, vợ tiễn đưa chồng. Trong gió thu xào xạc, trong lá vàng xao xác heo may, hàng cây cũng biết thương, nụ cúc vàng cũng biết nhớ. Nỗi nhớ được giấu kín sâu thẳm trong lòng người, để hy vọng, đợi chờ, để mùa thu sau đẹp hơn thu trước.

Diễu binh, diễu hành chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Ảnh tư liệu
Diễu binh, diễu hành chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Ảnh tư liệu

Không biết bao nhiêu chàng trai từ bờ tre mái rạ ra đi trong mùa thu với “áo vải, chân không đi lùng giặc đánh”. Rồi họ trở thành những người lính Cụ Hồ “Đêm nay anh đứng gác ở trại, trăng ngàn và gió núi bao la, khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em”. Để có vầng trăng trung thu viên mãn như người lính trong chiến khu Việt Bắc năm xưa đã từng mơ ước, đất nước đã phải trải qua bao nhiêu mùa thu có “Vầng trăng quầng lửa” của chiến tranh. Nhưng hơi thở mùa thu cách mạng đã thổi bùng sức gió cho những mùa thu sau. Có gì lãng mạn hơn, có gì lạc quan hơn những mùa thu người lính trẻ thốt lên “Dấu chân chúng mình chắc đã gặp nhau” trên đỉnh Trường Sơn “ào ào lá đỏ”. Những dấu chân gặp nhau rất đỗi hiển nhiên ấy là dấu chân thời đại, dấu chân của một dân tộc anh hùng. Dấu chân ấy chắc hơn, khỏe hơn Phù Đổng “để đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Dấu chân ấy sau ngày thắng giặc lại trở về dệt tiếp những bức tranh mùa thu…

Hôm nay trong lòng ta lại khắc khoải “Hà Nội mùa thu/ cây cơm nguội vàng/ cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau/ phố xưa nhà cổ/ mái ngói thâm nâu”. Mùa thu Hà Nội sáng mát trong hơn sáng năm xưa, hàng ngày đang tấp nập những dòng người khắp nơi trong cả nước và bạn bè quốc tế về Ba Đình để viếng Bác. Họ được hưởng những giây phút tĩnh tâm nhất, xúc động nhất của ngọn gió mùa thu mơn man trong vườn Bác. Nhìn mặt hồ thu yên ả, tung tăng những đàn cá bơi lội và trong hương thơm của hoa hồng, hoa huệ, vẫn thấy hình bóng Bác như một ông tiên tóc bạc quây quần bên các cháu thiếu nhi. Lớp hậu duệ hôm nay dầu không được hưởng giây phút hạnh phúc vuốt chòm râu bạc của Bác, không được Bác chia kẹo, không được Bác cùng múa hát đêm Trung thu… Nhưng Người ra đi “để lại muôn vàn tình yêu thương cho các cháu thiếu niên, nhi đồng”, thì mùa thu này trong tim các em vẫn mang hình bóng Bác kính yêu. Vẫn nghe lời dặn dò của Bác “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Mùa thu mới lại về, sáng thu này đẹp hơn sáng thu xưa. Đâu chỉ Hà Nội đẹp. Đâu chỉ Sài Gòn nguy nga tráng lệ. Đâu chỉ thành phố Huế mộng mơ. Mùa thu thanh bình, không chỉ có sắc trời thu xanh thắm, không chỉ có núi sông hùng vĩ mà có những con người hiểu được vận mệnh mùa thu đất nước qua bao biến đổi thăng trầm.

Thu về, tạo nguồn cảm xúc cho họa sĩ vẽ thành tranh, cho nhà thơ tạo nên thi tứ, cho nhạc sĩ bay cao cùng gió thu trong nốt nhạc bổng trầm, cho các học sinh, sinh viên rạo rực trong nhịp trống ngày khai giảng… Cho tất cả những người Việt Nam cùng chung dòng máu Lạc Hồng này sức sống trong đất nước bình yên, trường tồn, bất diệt!

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.