ĐBQH Hà Tĩnh thảo luận các dự thảo luật di sản, tư pháp

(Baohatinh.vn) - Các ĐBQH đoàn Hà Tĩnh đã tham gia một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Chiều 23/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Tham gia thảo luận, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia đã góp ý, đề xuất những điểm hoàn thiện các quy định trong dự thảo luật.

Toàn cảnh phiên thảo luận dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Toàn cảnh phiên thảo luận dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh đề xuất sửa đổi tại khoản 8, Điều 9, bổ sung cụm từ “di tích hỗn hợp” nhằm đảm bảo sự phù hợp với Điều 21 quy định về loại hình di tích hỗn hợp. Việc này nhằm làm rõ hơn quy định về các hành vi bị cấm như "Lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích hỗn hợp". Đồng thời, đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm “đất có di tích”, từ đó xác định cụ thể hơn các khu vực như khu vực I, khu vực II, hay các khu vực được quy hoạch.

Về quy trình thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc xếp hạng, bổ sung và chỉnh sửa hồ sơ khoa học di tích tại Điều 25, đại biểu Trần Đình Gia đề xuất cần sửa đổi để đảm bảo quy trình đúng quy định, phù hợp với thực tiễn. Đại biểu kiến nghị sau khi hoàn thành hồ sơ khoa học, Hội đồng xếp hạng di tích cấp tỉnh nên tổ chức thẩm định, tổng hợp ý kiến và trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đưa ra quyết định về việc xếp hạng, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định xếp hạng di tích.

241023xv8tinthaoluanluatdisanvanhoasd2c-5401-6310.jpg

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia thảo luận hoàn thiện dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh cũng đề xuất cần quy định rõ ràng về số lượng, thành phần, trình độ học vấn của các thành viên Hội đồng thẩm định di tích, đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quá trình thẩm định và ra quyết định.

Liên quan đến dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại Điều 35, đại biểu Trần Đình Gia nhận thấy quy định hiện tại chưa rõ, đặc biệt trong việc xác định “di tích quốc gia có quy mô lớn, phức tạp”. Đại biểu cho rằng cần đưa ra tiêu chí cụ thể đối với các di tích này, tránh những khó khăn trong quá trình áp dụng và đảm bảo tính minh bạch khi thực hiện các dự án bảo tồn.

Đại biểu Trần Đình Gia thống nhất cao sự cần thiết thành lập Quỹ bảo tồn và phát triển di tích, trong đó cần sử dụng ngân sách Nhà nước kết hợp xã hội hóa. Đại biểu dẫn chứng, dòng họ Nguyễn Huy tại xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang lưu giữ 3 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm: Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo quản, phát huy giá trị còn một số khó khăn, hạn chế. Vì vậy, việc hình thành Quỹ bảo tồn và phát triển di tích sẽ có điều kiện để quan tâm, đầu tư bảo vệ các di sản như trên.

Trước đó, vào sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

quang-canh-phien-hop-sang-23103-947-4445.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận sáng 23/10.

Tham gia thảo luận, Đại biểu Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Phan Thị Nguyệt Thu cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; đồng thời, tham gia một số nội dung nhằm hoàn thiện, nâng cao tính khả thi của dự án luật.

Trước hết, về quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 57 của dự thảo luật đối với trường hợp có yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại thì giải quyết theo quy định về tố tụng dân sự. Theo đại biểu, quy định này sẽ phát sinh thêm một vụ án dân sự và việc giải quyết tranh chấp, bồi thường, cùng với đó khi giải quyết tranh chấp về bồi thường lại phải xem xét lại hành vi phạm tội.

Đại biểu diễn giải, thực tiễn giải quyết vụ án hình sự cần giải quyết các vấn đề dân sự và các biện pháp tư pháp. Nếu chỉ giải quyết được phần hành vi phạm tội không giải quyết hậu quả vật chất do hành vi phạm tội của người chưa thành niên gây ra thì không triệt để vụ án. Bên cạnh việc xử lý chuyển hướng nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên, luật cần có những nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên gây ra.

dbqh-thu-5041-6470.jpg
ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu thảo luận tại hội trường sáng 23/10.

Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc quy định trên theo hướng đối với các vụ án khi có tranh chấp về bồi thường thiệt hại thì cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát không xử lý chuyển hướng mà chuyển hồ sơ đến Tòa án xem xét quyết định, vừa đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án dân sự, hình sự và các luật liên quan khác vừa không làm phát sinh vụ án dân sự.

Đồng thời, tại khoản 6, Điều 147 dự thảo luật quy định khi xét xử vụ án thấy đủ điều kiện để áp dụng xử lý chuyển hướng thì Hội đồng xét xử xem xét quyết định chuyển hướng, quyết định của Hội đồng xét xử có nội dung như khoản 1, Điều 57 về quyết định của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát. Tuy nhiên, dự thảo luật lại quy định quyết định của Hội đồng xét xử lại có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục tố tụng hình sự.

Theo đại biểu, quy định như trên chưa đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên và việc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời. Đại biểu dẫn chứng việc kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn đến kéo dài thời hạn giải quyết vụ án ở trình tự phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm dẫn đến gây bất lợi cho người chưa thành niên và theo quy định của luật hiện hành thì khi người chưa thành niên đủ 18 tuổi có thể không được xem xét xử lý chuyển hướng.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc sửa hiệu lực, quyết định của Hội đồng xét xử như là quyết định chuyển hướng của cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, đồng thời quyết định này chỉ bị khiếu nại hoặc có kiến nghị khi hiệu lực của quyết định được ban hành.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.