Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm đến tính mạng?

Dị ứng thời tiết là phản ứng có hại của hệ miễn dịch đối với các yếu tố thời tiết bao gồm nhiệt độ nóng, lạnh, khô, ẩm, nắng, gió, mưa, nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí, tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh bùng phát dữ dội vào thời điểm giao mùa do thay đổi đột ngột của thời tiết. Người bị dị ứng thời tiết khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng rất nhanh.

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa.
Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa.

Khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng thời tiết và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ dẫn đến những biểu hiện khác nhau. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay. Một số trường hợp dị ứng thời tiết khác còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng...khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của dị ứng thời tiết

Khi những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng, lạnh, phấn hoa, nước mưa... sẽ xảy ra những biểu hiện của dị ứng thời tiết như sau:

Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.

Viêm mũi dị ứng: Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung... Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.

Nổi mề đay cấp tính: Nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Chàm bội nhiễm: Nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh.

Khò khè, ho hoặc khó thở.

Dị ứng thời tiết gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Dị ứng thời tiết gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Làm gì khi bị dị ứng thời tiết?

Những người bị dị ứng thời tiết chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi. Do liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa của mỗi người là không giống nhau nên rất khó để khắc phục dứt điểm được tình trạng này. Để phòng ngừa bệnh, cách tốt nhất là:

Hạn chế ăn các đồ cay nóng và uống đồ uống quá lạnh.

Không hút thuốc lá hoặc đồ uống có cồn để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.

Khi thấy bề mặt da có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, trong trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.

Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa.

Tránh uống sữa và ăn các thực phẩm chế biến từ sữa.

Ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh, nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi.

Cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Tăng cường thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.

Khi các biện pháp giảm dị ứng không có kết quả, người bệnh nên gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh biến chứng không mong muốn.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.