Địa ngục nóng đến mức độ nào?

Cần phải nóng đến mức độ nào thì mới được coi là “nóng hơn cả địa ngục”? Trước hết, chúng ta hãy thử xác định vị trí địa ngục nằm ở chỗ nào. Hầu hết các tôn giáo đều mô tả rằng địa ngục tồn tại ở sâu dưới lòng đất.

Có lẽ, địa ngục có khoảng cách giống như từ New York đến Bắc Kinh hoặc London vậy. Do đó, hãy coi địa ngục nằm ở trung tâm của Trái đất - phần lõi sắt cực kỳ nóng của hành tinh.

dia nguc nong den muc do nao

Hầu như tất cả các tôn giáo đều cho rằng địa ngục là nơi cực kỳ nóng. (Nguồn ảnh: Igor Zh. / Shutterstock.com).

Các nhà khoa học vẫn chưa trực tiếp đo được nhiệt độ vùng lõi bên trong của Trái đất, nhưng hầu hết các ước tính đều cho rằng nó nằm trong khoảng từ 5.000 đến 6.000 độ C (khoảng 9.000 đến 10.000 độ F). Trên thực tế, nhiệt độ này là cực kỳ nóng, đủ nóng để có thể làm tan chảy các hợp kim nóng bỏng trong điều kiện bình thường, nhưng trọng lượng ổn định của các phần còn lại của hành tinh Trái đất ép nó xuống và giữ nó ở phần lõi - là phần chất rắn có kích thước bằng 1/3 so với mặt trăng. Nhiệt độ này đủ nóng để có thể làm tan chảy được sắt, nhưng dường như không đủ nóng để làm tan chảy được linh hồn bị nguyền rủa của một người nào đó.

So với nhiệt độ lớp bên ngoài của Mặt trời, hoặc quang quyển có thể nóng tới 5.500 độ C (10.000 độ F), theo trang Space.com cho biết.

Tất nhiên là, địa ngục giả này nóng hơn nhiều so với các điểm địa nhiệt ở Yellowstone (vườn quốc gia nằm ở phía Tây của Hoa Kỳ, nổi tiếng với các loài động vật hoang dã và điểm địa nhiệt do khu vực này được hình thành sau những hoạt động phun trào của núi lửa), bởi các điểm địa nhiệt đó có nhiệt độ trung bình khoảng 62 độ C (143 độ F), theo National Park Service cho biết. Tuy nhiên, theo NASA, nhiệt độ phần lõi bên trong của Trái đất chưa là gì khi so sánh với nhiệt độ phần lõi của sao Mộc – có thể lên tới 24.000 độ C (43.000 độ F).

dia nguc nong den muc do nao

Có lẽ bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng: "Tại sao phần trung tâm Trái đất lại nóng như vậy?" Vâng, đó chính là sự kết hợp của 2 thứ: thứ nhất là, tất cả các chất phóng xạ trong Trái đất tạo ra nhiệt độ khi chúng bị phân rã và thứ hai là, nhiệt độ còn sót lại từ khi trái đất được hình thành. Tất cả các vấn đề này kết hợp lại với nhau tạo ra động năng và khi động năng đi đến phần còn lại trong nhân Trái đất thì năng lượng này sẽ được bảo tồn. Vì vậy, nó chuyển hóa thành nhiệt năng và hiện giờ đang phát nhiệt ra một cách từ từ.

"Lượng nhiệt này rất khổng lồ. Tóm lại, lượng nhiệt tỏa ra từ các chất phóng xạ và năng lượng nguyên tử của Trái đất là 46 TW. Để đưa ra con số khách quan, riêng trong năm 2008, cả thế giới đã sử dụng 16.5 TW năng lượng, trong khi đó nước Mỹ sử dụng 3,3 TW năng lượng", theo trang Climate Central cho biết.

"Đến năm 2025, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ xác định được số năng lượng còn lại bên trong Trái đất. Khi trái đất sử dụng hết lượng nhiệt này, nó sẽ trở thành một hành tinh "chết" giống như mặt trăng, có lẽ sẽ đưa ra cho bất kỳ cư dân nào của địa ngục cơ hội gián đoạn lời nguyền rủa thiêu cháy", William McDonough - một giáo sư địa chất tại trường Đại học Maryland cho biết, theo một bài báo được đăng tải trên trang Live Science vào tháng 9 năm 2016.

Theo Quantrimang

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.