Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang tích cực tập trung cho công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2019. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu có không có giải pháp hữu hiệu bởi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang “bủa vây”.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Dịch tả lợn châu Phi đang “bủa vây” khiến công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn

Theo kế hoạch của tỉnh, từ ngày 1/9/2019 đến ngày 30/10/2019, các địa phương bắt đầu triển khai việc tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2019. Theo đó, đối tượng tiêm phòng là đàn trâu, bò và lợn nái, đực giống.

Tổng đàn bắt buộc phải tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng phải đạt 85%. Đối với bệnh tụ huyết trùng trâu bò; dịch tả, tụ huyết trùng lợn tiêm phòng phải đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn, nhất là khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao.

Ngoài ra, các chủ hộ chăn nuôi cần phải tập trung tiêm phòng cho lợn thịt, nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung và các xã có tổng đàn lớn, mật độ chăn nuôi cao để phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Chi cục Chăn nuôi - Thú y tiếp nhận vắc-xin LMLM từ chính sách hỗ trợ của tỉnh phục vụ cho công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2/2019.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng hiện đối mặt với nhiều khó khăn bởi DTLCP đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Ông Đoàn Minh Lương – Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 18/23 xã, thị trấn bị “dính” DTLCP nên cán bộ thú y rất khó tiếp cận hộ chăn nuôi gia súc để tiêm phòng định kỳ. Nếu không thận trọng, chính những cán bộ thú y sẽ mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác, làm dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Khi đang có dịch tả lợn châu Phi, cán bộ thú y khó tiếp cận các hộ chăn nuôi để tiêm phòng

“Huyện cũng đã tính phương án rà soát những hộ nào nuôi cả trâu, bò và lợn nhưng chưa bị DTLCP thì tiêm phòng tập trung triển khai trước và sau đó mới tiêm cho trâu, bò của các hộ đã có lợn bị "dính” bệnh.

Đối với lợn thì tập trung tiêm phòng tại các địa phương chưa xẩy ra DTLCP, còn địa phương đang có dịch thì phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các hộ cách tiêm phòng để họ tự tiến hành tiêm nhưng phải thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn sinh học” - ông Lương đưa ra giải pháp.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Các trang trại nên tự tổ chức tiêm phòng để hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Trước đây, huyện Cẩm Xuyên cũng tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm theo hình thức “cuốn chiếu”, huy động lực lượng cán bộ thú y tập trung tiêm cho một xã hoàn thành rồi mới đến xã khác. Thế nhưng, năm nay sẽ không thực hiện được theo hình thức trên do huyện đang có DTLCP.

Anh Phan Vĩnh Toàn – Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: Theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, đơn vị sẽ nghiêm túc triển khai công tác tiêm phòng định kỳ cho gia súc để tránh tình trạng lây lan DTLCP trên địa bàn. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sẽ gặp nhiều khó khăn, khó đạt được kế hoạch đề ra do lực lượng cán bộ thú y ở các địa phương quá “mỏng”.

Trong khi đó, tiêm phòng bệnh cho gia súc phải có sự giám sát chặt chẽ cán bộ thú y thì các chủ hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại mới được cấp giấy chứng nhận tiêm phòng gia súc theo quy định.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các hộ chăn nuôi cách tiêm phòng để họ tự tiến hành, hạn chế người vào ra chuồng trại chăn nuôi.

Trước tình hình DTLCP gây khó khăn cho công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm định kỳ đợt 2 năm 2019, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh đã tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ chuyên môn cấp huyện để triển khai thực hiện theo hướng dẫn.

Theo ông Nguyễn Khắc Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y, tiêm phòng định kỳ là bắt buộc để hạn chế các dịch bệnh truyền nhiễm gia súc theo quy định. Tuy nhiên, việc tiêm phòng phải hạn chế tối đa vào chuồng nuôi; xử lý các dụng cụ tiêm phòng và đảm bảo vệ sinh tiêu độc khử trùng khi vào ra khu vực chăn nuôi.

Hiện, một số địa phương đang rà soát lại tổng đàn và đăng ký số lượng vắc-xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong đợt này. Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh cũng đã bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc bảo quản, quản lý, sử dụng, quy trình tiêm vắc-xin... tại các địa phương để tỉ lệ tiêm phòng định kỳ đợt 2/2019 đạt kết quả cao trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Chủ đề PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.