Điểm khác biệt lớn giữa quá trình luận tội Trump và Nixon

Sự khác biệt mấu chốt này có thể dẫn tới kết cục hoàn toàn khác nhau giữa quá trình luận tội Tổng thống Trump hiện nay và Tổng thống Nixon năm 1974.

Người Mỹ đã trải qua gần 2 tháng điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump và tới nay dư luận vẫn còn khác biệt quan điểm về việc liệu Tổng thống có nên bị luận tội và bãi nhiệm hay không, khi mà theo cuộc thăm dò dư luận mới đây của CNN cho thấy, một nửa dân Mỹ nói rằng ông nên bị luận tội và bãi nhiệm.

Điểm khác biệt lớn giữa quá trình luận tội Trump và Nixon

Tổng thống Donald Trump (trái) và Tổng thống Richard Nixon. Ảnh: CNN

Đảng Dân chủ hy vọng các cuộc điều trần luận tội diễn ra trước Lễ Tạ ơn - một số trong đó được coi như “bom tấn” - sẽ giúp thúc đẩy quan điểm dư luận đối với việc luận tội và bãi nhiệm Tổng thống, tương tự như điều mà các phiên điều trần luận tội Tổng thống Richard Nixon do Hạ viện (Dân chủ chiếm đa số) tiền hành mùa hè năm 1974 đã làm được.

Đã có những so sánh tương đồng giữa trường hợp luận tội Tổng thống Nixon với trường hợp luận tội Tổng thống Trump. Tuy nhiên, hai trường hợp này có một sự khác biệt lớn.

Sự khác biệt từ quan điểm của dư luận

Cuộc thăm dò dư luận mà CNN công bố ngày 26/11 cho thấy, các phiên điều trần công khai không tác động nhiều đến quan điểm của dư luận, và không có sự thay đổi vệ tỷ lệ % số người cho rằng Tổng thống nên bị luận tội và bãi nhiệm kể từ tháng 10/2019.

Có 1 lý do cho hiện tượng này và nó nói lên sự khác biệt lớn giữa các phiên điều trần của năm 1974 với các phiên điều trần của năm 2019.

Và sự khác biệt đó chẳng liên quan tới những điều đã diễn ra ở Đồi Capitol hay việc Thượng viện chưa chắc sẽ kết tội Tổng thống Trump nếu ông bị luận tội ở Hạ viện. Thay vào đó nó lại liên quan đến vấn đề từ chính dư luận: Người Mỹ không còn tin tưởng ở chính phủ của mình.

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 3/2019, nhiều tháng trước vụ bê bối điện đàm với Ukraine, cho thấy, chỉ 17% người Mỹ tin tưởng chính phủ liên bang. Một cuộc thăm dò khác của Pew cho thấy 3/4 người Mỹ cho rằng niềm tin đối với chính phủ đang giảm sút và gần 2/3 người Mỹ nhận thấy sẽ khó để có thể biết được khi nào các quan chức được bầu đang nói sự thật và khi nào họ nói dối.

Cuộc thăm dò cho thấy niềm tin của người Mỹ đối với chính phủ liên bang đã sụt giảm nghiêm trọng kể từ quá trình luận tội Tổng thống Nixon năm 1974 và những người trong Quốc hội cũng như các cơ quan hành pháp bị coi là những kẻ nói dối không đáng tin, những người hiếm khi hành xử đúng nguyên tắc, theo cuộc thăm dò của Pew.

Đầu những năm 1970, đa số người Mỹ đều tin tưởng chính phủ. Việc công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc năm 1971 – trong đó tiết lộ rằng, chính phủ đã bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam – bắt đầu làm sụt giảm niềm tin. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức trung bình 53% ở thời điểm tháng 10/1972, trước vụ bê bối Watergate, theo trung tâm nghiên cứu Pew.

Thực tế, những tiết lộ trong phiên điều trần luận tội năm 1974 đã gây sốc cho đất nước. Khi các phiên điều trần làm sáng tỏ thêm chi tiết về vai trò của Nixon trong vụ đột nhập năm 1972 và những nỗ lực che đậy vai trò của mình, dư luận đã thay đổi quan điểm một cách đáng kể sang ủng hộ luận tội và bãi nhiệm ông.

Cũng chính vì sự thay đổi quan điểm đáng kể của dư luận và khả năng bị luận tội và bãi nhiệm khá cao, Tổng thống Nixon đã từ chức trước khi toàn bộ Hạ viện bỏ phiếu về việc luận tội ông.

Kết cục của Tổng thống Trump sẽ không giống như Nixon?

Hàng thập kỷ tiếp theo với những lời cam kết bị phá vỡ liên quan tới chiến tranh, kinh tế, bầu cử và nhiều điều khác nữa đã làm xói mòn niềm tin của người Mỹ vào chính phủ và các thể chế dân chủ của Mỹ.

Trên hết, với sự nổi lên của các chương trình tọa đàm phát thanh, tin tức điện tín và truyền thông xã hội, dư luận Mỹ không còn bị sốc bởi thông tin chính phủ hay các cơ quan chính phủ hành xử tồi tệ nữa.

Tất cả những dữ liệu thăm dò cho thấy người Mỹ ít bị sốc khi nghe về chi tiết chiến dịch của Tổng thống Trump và các trợ lý nhằm thuyết phục Ukraine điều tra cha con cựu Tổng thống Joe Biden.

Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy, người Mỹ đã mất niềm tin vào các cơ quan phụ trách điều tra Tổng thống Trump.

Mỹ ở giai đoạn đầu những năm 1970 là đang phục hồi khỏi những xáo trộn cuối những năm 1960 với các vụ ám sát chính trị, các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam. Nhưng khi đó, các cuộc thăm dò vẫn cho thấy người dân có nhiều niềm tin vào chính phủ hơn hiện nay, theo nghiên cứu của Pew.

Theo Gallup, tháng 4/1974, chỉ trước khi bắt đầu các cuộc điều công khai liên quan tới luận tội Tổng thống Nixon, 71% người Mỹ tin tưởng Quốc hội. Trong khi đó, chỉ 38% người Mỹ cảm thấy điều tương tự trong cuộc thăm dò tháng 9/2019, thời điểm chưa đầy 2 tuần trước khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuyên bố yêu cầu luận tội Trump.

Tháng 5/1972, trước vụ Watergate, 73% người Mỹ cho rằng họ tin tưởng nhánh hành pháp làm đúng trách nhiệm. Đến tháng 9/2019, chưa đến một nửa người Mỹ - chỉ 45% - đánh giá tương tự.

Những dữ liệu thăm dò đủ để nói rằng niềm tin của công chúng không còn nhiều. Theo Pew, chưa đến một nửa người Mỹ nghĩ rằng các thành viên Quốc hội quan tâm đến cử tri của mình hay cung cấp thông tin chính xác và công bằng cho công chúng. Pew cũng cho biết, cứ 5 người được hỏi thì có tới 4 người nói rằng các thành viên Quốc hội có những hành xử trái với nguyên tắc.

Đó không phải là điều tốt đẹp gì và nó chỉ ra một sự thật: Phe Dân chủ ở Hạ viện đang ở điểm khó khăn để có thể thuyết phục dư luận, vì hầu hết mọi người cho rằng các nghị sỹ của họ ở Washington đang nói dối.

Cuối cùng, phần khó khăn nhất của trong quá trình luận tội hiện nay là đảng Dân chủ có thể là không chứng minh được ông đã Trump phạm phải điều đáng bị luận tội./.

Theo CNN/VOV

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.