Diễn đàn Á - Âu: 20 năm hợp tác và thập niên thứ 3 đầy thách thức

Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu lần thứ 12 sắp diễn ra trong lúc các thách thức an ninh phi truyền thống gay gắt hơn và bối cảnh thế giới đầy sự khó lường.

Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu lần thứ 11 sẽ diễn ra giữa Brussels, "trái tim" của châu Âu và giữa một châu Âu đang gặp những thách thức lớn chưa từng có kể từ ngày thành lập EU, đặc biệt là làn sóng chủ nghĩa dân tộc và phản toàn cầu hóa.

Chủ đề của hội nghị năm nay là: “Châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu”, hướng đến mục tiêu đề ra biện pháp nhằm phát huy vai trò ASEM trong việc thúc đẩy hợp tác đa phương, kết nối Á - Âu và đề cao luật pháp quốc tế nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu.

Diễn đàn Á - Âu: 20 năm hợp tác và thập niên thứ 3 đầy thách thức
Các lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 11 ở Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: Reuters.

3 trụ cột của ASEM

Diễn đàn Á - Âu là một khuôn khổ đối thoại và hợp tác phi chính thức giữa các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước thành viên ASEM cùng lãnh đạo của 2 định chế khác là Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký ASEAN.

Mục tiêu của ASEM là tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn" và “tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”. ASEM cho phép các nhà hoạch định chính sách trao đổi quan điểm về các thách thức đối với 3 trụ cột của ASEM: các vấn đề chính trị, vấn đề kinh tế và tài chính, vấn đề xã hội và văn hóa.

Các hoạt động của ASEM bao trùm nhiều lĩnh vực từ kết nối, thương mại và đầu tư đến chống khủng bố, khủng hoảng di dân. Hội nghị thượng đỉnh ASEM được kỳ vọng sẽ củng cố vai trò của ASEM như một chất xúc tác cho cơ chế hợp tác đa phương hiệu quả, nhấn mạnh vào 3 trụ cột trong quan hệ đối tác.

ASEM thành lập ngày 1/3/1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp, với sự ủng hộ của 26 lãnh đạo Á - Âu, đặc biệt từ ASEAN. Qua 5 lần mở rộng, ASEM đã tăng từ 26 lên 53 thành viên, 22 thành viên từ châu Á và 31 từ châu Âu. ASEM có 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 12 nước trong nhóm G20, 4 nước BRICS.

Khối đại diện cho 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu.

Cơ chế hoạt động của ASEM gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, 10 kênh Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành điều phối hoạt động trong các lĩnh vực, và Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM). Bộ máy giúp việc có bốn điều phối viên, gồm 2 thành viên châu Á và 2 thành viên châu Âu. ASEM chưa thể chế hoá và không có Ban Thư ký thường trực.

Vì "một trật tự dựa trên luật pháp"

Chương trình khung của hội nghị ASEM năm nay cho thấy các đối tác sẽ nhấn mạnh sự ủng hộ đối với một trật tự thế giới dựa trên luật pháp với Liên Hợp Quốc ở cốt lõi, cũng như cam kết chung với thương mại rộng mở, tự do, không phân biệt và kêu gọi thắt chặt kết nối bền vững Á - Âu thông qua 3 trụ cột trên.

Diễn đàn Á - Âu: 20 năm hợp tác và thập niên thứ 3 đầy thách thức
Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 12 sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Reuters.

Cũng như nhiều định chế hợp tác khác trên thế giới, lãnh đạo các nước ASEM đứng trước thách thức phải chứng tỏ các cơ chế hợp tác đa phương là vẫn hiệu quả và toàn cầu hóa có thể mang lại lợi ích cho mọi người.

Vào tối 18/10, các lãnh đạo ASEM sẽ có buổi tiệc tối với Quốc vương Philippe của Bỉ. Sáng 19/10, phiên thảo luận toàn thể đầu tiên sẽ dành cho việc thúc đẩy kết nối và phát triển bao trùm, tiếp theo là phiên họp về việc ủng hộ các hệ thống đa phương và hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Trong phiên thảo luận "retreat", các lãnh đạo sẽ nói về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, quá trình thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran, cuộc chiến chống khủng bố, an ninh biển và vấn đề di dân.

Hội nghị Cấp cao ASEM 12 do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk chủ trì, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU.

Cũng trong dịp này, EU sẽ ký kết với Việt Nam thỏa thuận mới về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) và 3 thỏa thuận mới với Singapore.

Cam kết của Việt Nam

Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn với việc đề xuất 24 sáng kiến và đồng bảo trợ 27 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân như văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, phát triển bao trùm, kinh tế số…

Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác đầu tiên trong ASEM về quản lý nguồn nước là “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Me Kong - Danube, góp phần nâng hợp tác tiểu vùng Me Kong lên tầm liên khu vực.

Diễn đàn Á - Âu: 20 năm hợp tác và thập niên thứ 3 đầy thách thức
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mông Cổ khi đó, ông Tsakhiagiin Elbegdorj tại Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 11 ở Ulaanbaatar, Mông Cổ vào năm 2016. Ảnh: Reuters.

Đóng góp nổi bật nhất của ta bao gồm tổ chức thành công HNCC ASEM 5 (2004), cùng 5 hội nghị bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế (2001), công nghệ - thông tin (2006), ngoại giao (2009), giáo dục (2009), lao động (2012), và triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.

Việt Nam tham gia đề xuất, thúc đẩy 2 lần mở rộng thành viên ASEM và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ Đối tác Kinh tế ASEM chặt chẽ hơn” và “Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh”, “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM” (2004).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị cấp cao ASEM 12. Thủ tướng sẽ phát biểu tại phiên toàn thể thứ nhất về “Cùng vun đắp tương lai: Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và kết nối bền vững”.

Thủ tướng cũng sẽ đề xuất hai sáng kiến mới của Việt Nam về “Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế - xã hội tại châu Á và châu Âu” và “Hội thảo ASEM về thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” dự kiến diễn ra tại Việt Nam trong năm 2019.

“Những chuyển biến sâu sắc trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa sâu rộng đòi hỏi cộng đồng quốc tế, trong đó có hai châu lục Á - Âu, phải chung tay góp sức hơn nữa để củng cố, duy trì đà hợp tác đa phương nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức mới”, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn trước chuyến đi của Thủ tướng.

Theo Zing

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.