Đồ bảo hộ của các VĐV bắn súng "xịn" đến mức nào?

Khi tham gia bắn súng, các VĐV dùng phụ kiện gì nhỉ?

Những ngày gần đây, nền thể thao nước nhà hân hoan như mở hội, tất cả là nhờ Hoàng Xuân Vinh với tấm HCV thế vận hội Olympic đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam.

do bao ho cua cac vdv ban sung xin den muc nao

Ơ nhưng đợi đã. Hãy nhìn tấm ảnh bên trên xem. Dường như xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trông rất lép vế so với đối thủ, ít nhất là về khoản trang thiết bị anh đang sử dụng. Trong khi xạ thủ nước chủ nhà có mũ đội đầu, ốp tai và kính che mắt có vẻ rất xịn, thì anh Vinh chỉ dùng kính bảo hộ trong suốt và nút đeo tai đơn giản.

Và câu hỏi ở đây là, khi muốn tham gia bộ môn bắn súng hơi này, các xạ thủ phải trang bị những gì? Liệu có yêu cầu cụ thể nào không?

Không yêu cầu cụ thể

Thực ra, yêu cầu các trang bị ở đây là không bắt buộc, ít nhất là trong bộ môn súng hơi bắn chậm cự ly 10m này.

Ví dụ như trong các bộ môn bắn súng trường, VĐV được yêu cầu phải mặc đồ bảo hộ bằng da đầy đủ - những trang phục được thiết kế để giảm xung động khi súng giật. Còn đối với môn súng ngắn 10m của Vinh, độ giật của súng không quá lớn để phải mặc thêm bất kỳ trang phục nào.

Thứ được yêu cầu duy nhất chỉ là mắt kính bảo hộ. Và chất lượng của món đồ này thì cũng... thượng vàng hạ cám, với đủ mức giá khác nhau.

Chỉ cần lượn một vòng Amazon, bạn sẽ lùng mua được cả rổ các loại kính bảo hộ dành cho bộ môn súng hơi, với mức giá dao động khoảng từ... 2 - 12 USD, tức là loại rẻ nhất còn chưa đầy 50.000 VNĐ

do bao ho cua cac vdv ban sung xin den muc nao

Một số loại kính bảo hộ tiêu biểu trên Amazon

Trong khi đó, nếu tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ thấy có một số loại kính bảo hộ có giá lên tới hàng trăm USD (khoàng hơn 2 triệu đồng). Tất nhiên, tiền nào thì của nấy, thể hiện qua thí nghiệm dưới đây.

Đầu tiên, người ta thử nghiệm với loại kính rẻ tiền, giá chỉ khoảng 5 USD.

do bao ho cua cac vdv ban sung xin den muc nao

Đây là loại kính khá rẻ, giá chỉ hơn 100.000 đồng

do bao ho cua cac vdv ban sung xin den muc nao

Và đây là những gì xảy ra sau khi ăn một viên đạn súng hơi với tốc độ 137m/s

Tiếp đến là kính đắt tiền hơn.

do bao ho cua cac vdv ban sung xin den muc nao

Kính tiền triệu đây rồi...

do bao ho cua cac vdv ban sung xin den muc nao

Và nó vẫn sống! Viên đạn súng hơi chạm vào lập tức bị đè bẹp, trượt sang cạnh bên.

Mục đích của kính bảo hộ thì chắc bạn cũng biết rồi, để tránh trường hợp đạn lạc gây chấn thương cho các VĐV. Có điều các thế vận hội luôn để cho nước chủ nhà tự chuẩn bị công cụ cho VĐV nước mình, nên cũng không hề có quy định cụ thể nào về chất lượng các loại kính được sử dụng.

Các phụ kiện khác thì sao nhỉ?

Ngoài ra, xạ thủ có thể sử dụng thêm mũ che mắt và bịt tai. Với mũ che mắt, mục đích của nó là để tạo ra khoảng tối, giúp đồng tử mắt giãn nở và tăng khả năng ngắm bắn cho xạ thủ.

do bao ho cua cac vdv ban sung xin den muc nao

Bộ kit đầy đủ của xạ thủ nước chủ nhà Felipe Almeida

Bịt tai trong bộ môn này không có ý nghĩa lắm, vì âm thanh do súng ngắn hơi phát ra không đủ để gây choáng hoặc nguy hiểm cho cơ thể. Mục đích của nó chỉ là để giúp xạ thủ không mất tập trung vì các tạp âm bên ngoài mà thôi.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.