Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết và dự án đường Hồ Chí Minh

(Baohatinh.vn) - Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh cùng đại biểu các tỉnh trong Tổ thảo luận 15 cho rằng, đến nay, dự án đường Hồ Chí Minh vẫn chưa thông toàn tuyến, làm ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của đất nước. Quốc hội cần ban hành nghị quyết để triển khai giai đoạn phân kỳ đầu tư mới.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết và dự án đường Hồ Chí Minh

Chiều ngày 24/5, Quốc hội tổ chức thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh thảo luận tại Tổ thảo luận 15 cùng các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Ninh Thuận. Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh - Tổ trưởng Tổ thảo luận 15 điều hành phiên thảo luận tổ.

Phát triển tỉnh Khánh Hòa thành trung tâm kinh tế biển

Thảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định, Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng - an ninh của cả nước, có tiềm năng, lợi thế để lan tỏa thúc đẩy phát triển vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết và dự án đường Hồ Chí Minh

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh: Cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển theo vùng, nhất là chính sách phát triển kinh tế biển các tỉnh duyên hải miền Trung.

Đại biểu cũng cho rằng, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Khánh Hòa chưa được khai thác hiệu quả, chưa thực sự trở thành động lực phát triển, cửa ngõ chính ra Biển Đông của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; chưa phát huy rõ nét vai trò liên kết vùng miền Trung - Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông – Tây, quy mô kinh tế còn khiêm tốn.

Theo các đại biểu, mục tiêu xây dựng thành phố Nha Trang trở thành đô thị trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm du lịch của cả nước, khu vực và thế giới còn khó khăn. Vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong chưa trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại về du lịch, cảng biển logistics, thương mại, công nghiệp công nghệ cao...

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết và dự án đường Hồ Chí Minh

Đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận: Khánh Hòa giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước; phát triển Khánh Hòa sẽ thúc đẩy vùng phát triển.

Vì vậy, các đại biểu thống nhất cao việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, nhằm tạo cơ chế, chính sách đột phá để huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần đạt được các mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đề ra trong Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/1/2022.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận các quy định của dự thảo nghị quyết như: quản lý quy hoạch; quản lý đất đai; quản lý tài chính, ngân sách; tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; phát triển Khu kinh tế Vân Phong; phát triển kinh tế biển để Khánh Hòa thực sự là trọng điểm của cả nước giàu từ biển, mạnh từ biển, đẹp từ biển…

Sớm hoàn thiện toàn tuyến đường Hồ Chí Minh

Theo báo cáo, dự án đường Hồ Chí Minh là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 năm 2004. Dự án có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía Tây dài 684 km; đi qua 28 tỉnh, thành phố.

Dự án dự định sẽ thông tuyến vào năm 2010. Tuy nhiên, để phù hợp với nguồn lực và thực tế triển khai, năm 2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 66/2013/QH13 để điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết và dự án đường Hồ Chí Minh

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Trần Đình Gia: Đường Hồ Chí Minh cần ưu tiên nguồn lực hoàn thành trong giai đoạn 2022 - 2025; đầu tư các đường trục ngang kết nối, khuyến khích phương tiện sử dụng để phát huy tối đa hiệu quả.

Các đại biểu cho rằng, thực tế, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) đã làm ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của đất nước. Hiện nay đã hết giai đoạn phân kỳ đầu tư, nên các đại biểu đề nghị cần phải ban hành nghị quyết để triển khai giai đoạn phân kỳ đầu tư mới.

Các đại biểu đã thảo luận, đánh giá một số nội dung kết quả thực hiện dự án như: quy hoạch, tiến độ triển khai, nguồn vốn thực hiện, hình thức đầu tư; công tác giải phóng mặt bằng, di dân; công tác quản lý, khai thác, bảo trì, bảo đảm hành lang an toàn giao thông; tác động của dự án đối với tuyến đường biên giới, khu vực cửa khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu…

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết và dự án đường Hồ Chí Minh

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình: Cần xác định thứ bậc ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thành phần trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; làm rõ việc chuyển đổi hình thức đầu tư; quan tâm công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

Các đại biểu cũng cho ý kiến về việc thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao Chính phủ như: Công tác nghiệm thu và thanh quyết toán; hoàn thành các dự án thành phần qua Tây Nguyên và các dự án kết nối với khu vực trung tâm đồng bằng; việc cắm mốc giới theo quy hoạch trước năm 2015; xây dựng hệ thống dịch vụ và triển khai các dự án phát triển KT-XH dọc tuyến; xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, quản lý và khai thác hiệu quả công trình.

Các đại biểu trong tổ phân tích những hạn chế và nguyên nhân chính của dự án; đồng thời đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện dự án trong giai đoạn tiếp theo.

Tổng hợp kết quả thảo luận tổ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng – Tổ trưởng Tổ thảo luận 15 nhấn mạnh, các cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng, được các cơ quan Quốc hội thẩm tra chặt chẽ. Hồ sơ hai nội dung thảo luận bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự tại kỳ họp này.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tổ về dự thảo nghị quyết và dự án đường Hồ Chí Minh

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận 15 tổng hợp kết quả thảo luận tổ.

Tổ trưởng tổ thảo luận cũng khẳng định, tuyến đường được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kết nối các trục phát triển của đất nước; giảm áp lực về giao thông Bắc - Nam; thu hẹp khoảng cách vùng núi và đồng bằng, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, gắn liền với lịch sử xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Về đối ngoại, đường Hồ Chí Minh là huyết mạch giao thông quan trọng để tăng cường hợp tác với Lào, Campuchia và các nước ASEAN.

Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, đồng chí Hoàng Trung Dũng đánh giá nhiều nội dung trong dự thảo đã thể hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị; một số nội dung tương đồng với cơ chế, chính sách đặc thù của các tỉnh, thành phố vừa được Quốc hội ban hành (Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Cần Thơ…); một số chính sách mới được đề xuất đã thể hiện tinh thần đổi mới, mong muốn đột phá, tạo tiền đề thay đổi về thể chế trong phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng chí Hoàng Trung Dũng khẳng định, phát triển tỉnh Khánh Hòa không chỉ mang ý nghĩa KT-XH, phát huy tiềm năng du lịch, kinh tế biển mà còn có vai trò quan trọng trong giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, bảo đảm an ninh, quốc phòng; tác động lan tỏa vùng miền.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...