Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

(Baohatinh.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chú trọng phát triển khoa học và kỹ thuật, đồng thời Người cũng chính là một nhà khoa học, nhà sáng tạo kiệt xuất. Người cho rằng khoa học và kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Ngày 18/5/1963, tại Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ đến dự, chúc mừng và có bài phát biểu, tổng kết những luận điểm quan trọng nhất về phát triển KH&CN.

Người khẳng định: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi... Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học và kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong Nhân dân lao động, để Nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ...”.

Ngày 6/7/1966, đoàn cán bộ tỉnh sau khi đi tham quan, học tập nghiên cứu thâm canh lúa ở Thái Bình về đã được Bác Hồ trực tiếp gặp gỡ và nói chuyện tại Phủ Chủ tịch. Người rất am hiểu, tỏ tường mọi việc ở Hà Tĩnh và luôn thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ, đặt niềm tin vào Đảng bộ, Nhân dân Hà Tĩnh, Người căn dặn Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”. Lời căn dặn, động viên của Bác để lại cho Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà những giá trị tư tưởng to lớn, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân khắc phục khó khăn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa mới...

Năm 1959, Ban Kỹ thuật - tiền thân của ngành KH&CN Hà Tĩnh ra đời với rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng còn nhiều thiếu thốn. Giai đoạn đầu, hoạt động khoa học kỹ thuật chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, tổ chức giới thiệu, triển lãm, tham quan, phát động các phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Những năm 1965 - 1972, đế quốc Mỹ leo thang, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hà Tĩnh là một trong những địa phương trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất, nhưng các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học vẫn tiếp tục được triển khai, phục vụ sản xuất và kháng chiến có hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Từ chỗ chỉ có 1 vụ lúa chính đông - xuân, Hà Tĩnh đã thành công đưa vụ hè thu trở thành vụ sản xuất chính và ứng dụng nhiều bộ giống mới ngay từ những năm đầu tái lập tỉnh.

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước tập trung cho nhiệm vụ xây dựng CNXH; năm 1976, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh, với tinh thần luôn chủ động, sáng tạo, ngành Khoa học kỹ thuật nhanh chóng thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh mới, tiếp tục tập trung nghiên cứu các giải pháp khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo đồng ruộng, khôi phục các cơ sở sản xuất ở các công trường, nông trường, xí nghiệp; mở rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh tái lập, hoạt động KH&CN trên địa bàn chuyển sang giai đoạn phát triển mới; bám sát thực tiễn, vừa nghiên cứu vừa ứng dụng, vừa tổng kết rút kinh nghiệm. Ngành KH&CN đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, điển hình như các nghị quyết: số 06/NQ-TU về phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường; số 09/NQ-TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ; 5 nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KH&CN…

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tỉnh nhà phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, có khả năng tiếp thu và làm chủ KH&CN tiên tiến, hiện đại. Tính đến cuối năm 2021, Hà Tĩnh có trên 36.000 trí thức, trong đó có 6 giáo sư và phó giáo sư, 78 tiến sỹ, 4 nhà giáo Nhân dân, 5 thầy thuốc Nhân dân, 79 nhà giáo ưu tú, 74 thầy thuốc ưu tú đang công tác và sinh sống trên địa bàn tỉnh, tăng 9 lần so với năm 1992.

Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Ông Phan Xuân Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam có buổi làm việc với Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh, tháng 1/2021.

Số cán bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu và phát triển đạt mức 10,6 người trên một vạn dân. Các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, nhất là trên lĩnh vực y dược, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, thông tin và truyền thông,... Nhiều hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã ghi dấu ấn sâu đậm và đóng góp xứng đáng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2012 - 2021, ngành đã triển khai thực hiện 17 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, 162 đề tài, dự án cấp tỉnh, 171 mô hình chuyển giao KH&CN. Trên 90% đề tài, dự án sau nghiệm thu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống; nhiều đề tài nghiên cứu về văn hóa có giá trị thực tiễn cao, sức lan tỏa lớn không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Có trên 85 quy trình, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến được du nhập, ứng dụng vào hoạt động sản xuất và đời sống.

Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Thương hiệu gạo Ngọc Mầm của Công ty TNHH KC Hà Tĩnh đã được khẳng định trên thị trường. Hiện công ty đang sở hữu chuỗi chế biến gạo xuất khẩu hiện đại với công suất 20.000 - 25.000 tấn/năm.

Nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một số dự án đã được thực hiện theo chuỗi giá trị từ khâu giống, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc, như: thương hiệu gạo Ngọc Mầm của Công ty TNHH KC Hà Tĩnh; nhiều sản phẩm sau nghiên cứu như: Viên ngậm ho thông phế, Viên nhuận tràng, Viên cốm trị tiêu chảy bằng thuốc nam,... được lưu hành tại nhiều địa phương trong, ngoài tỉnh và một số nước trong khu vực.

Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Đến nay, tổng diện tích trồng bưởi tại 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý bưởi Phúc Trạch (Hương Khê) là 2.593 ha

Có 6 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ với 12 sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Tốc độ đổi mới công nghệ giai đoạn 2012 - 2021 trung bình 17,8%/năm (năm 2012 là 6 %/năm). Có 15 sản phẩm đặc sản được đăng ký bảo hộ thương hiệu, chuẩn hóa về chất lượng và hệ thống nhận diện thương hiệu.

Sau khi được thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu và giá trị của sản phẩm tăng từ 15-25%. Đặc biệt, đăng ký bảo hộ thành công sản phẩm chỉ dẫn địa lý thuộc tốp đầu cả nước, riêng chỉ dẫn địa lý Bưởi Phúc Trạch được Liên minh Châu Âu bảo hộ đã góp phần phát triển sản phẩm nông sản đặc sản có thương hiệu của Hà Tĩnh tại thị trường Châu Âu.

Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tham quan Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh trực thuộc Sở KH&CN như Trung tâm Kỹ thuật - Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Hà Tĩnh, tháng 5/2021

Tuy nhiên, so với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, hoạt động KH&CN của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Trước tiên là chưa đóng góp rõ rệt vào phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, chưa thực sự gắn kết và trở thành động lực phát triển KT-XH. Tiềm lực khoa học và công nghệ được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi, đầu ngành, chuyên sâu. Chưa có các sản phẩm công nghệ mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao. Vẫn còn một bộ phận cán bộ làm khoa học chưa tâm huyết, trách nhiệm, dấn thân; cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ chưa tương xứng; huy động nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học - công nghệ còn gặp khó khăn...

Đây vừa là những khó khăn, hạn chế, vừa là những phần việc trước mắt mà những người hoạt động trên lĩnh vực KH&CN cần khắc phục và chung tay xây dựng để ngành KH&CN tỉnh nhà tiếp tục lớn mạnh và phát triển bền vững như niềm mong mỏi của Bác Hồ.

Đội ngũ cán bộ ngành KH&CN Hà Tĩnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Ngày 18/5/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đến tặng hoa, chúc mừng Sở KH&CN nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hòa chung trong không khí phấn khởi, sôi nổi thi đua chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, ngành KH&CN tỉnh nhà cũng đang triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa. Thấm nhuần quan điểm của Đảng và Bác Hồ về phát triển KH&CN, lấy con người làm trung tâm, khoa học - công nghệ là nền tảng, động lực..., cán bộ, công chức, viên chức ngành KH&CN Hà Tĩnh khắc ghi lời Bác dạy, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đoàn kết, khát vọng cống hiến, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, tin cậy của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.

Phó Giám đốc Sở KH&CN

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.