Drone thám hiểm có thể bay cao 60 km trên sao Kim

Các chuyên gia của dự án BREEZE phát triển mẫu drone giống chim và trang bị nhiều dụng cụ khoa học để “cưỡi gió” trong khí quyển sao Kim.

Drone thám hiểm có thể bay cao 60 km trên sao Kim

Mô phỏng drone khám phá sao Kim theo dự án BREEZE. Ảnh: Javid Bayandor

NASA công bố một số ý tưởng cho các nhiệm vụ tương lai mà cơ quan này dự định phát triển theo chương trình Ý tưởng Tiên tiến Sáng tạo NASA (NIAC), Digital Trends hôm 26/2 đưa tin. Trong số này có một kế hoạch ấn tượng nhằm khám phá sao Kim bằng cách sử dụng những drone giống chim bay lượn trong khí quyển dày.

Kế hoạch mang tên BREEZE và là một trong 17 dự án được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn theo chương trình NIAC. Nhóm nghiên cứu của BREEZE sẽ nhận tài trợ Giai đoạn II và có thể tiếp tục phát triển ý tưởng trong hai năm nữa.

“Sứ mệnh khám phá vũ trụ của NASA đòi hỏi những công nghệ mới và cách thực hiện mới. Nghiên cứu những ý tưởng sáng tạo này là bước đầu tiên để biến khoa học viễn tưởng thành sự thật”, Jim Reuter, chuyên gia tại NASA, cho biết.

Nhóm dự án BREEZE dự định chế tạo các drone thám hiểm sử dụng cấu trúc bơm phồng lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Dù nghe có vẻ kỳ quặc, ý tưởng này khá hợp lý nếu xem xét các điều kiện trên sao Kim.

Những đám mây dày cản trở việc quan sát bề mặt sao Kim từ quỹ đạo. Vì vậy, phương tiện thám hiểm cần phải xuống dưới những đám mây mới có thể quan sát tốt. Tuy nhiên, áp suất và nhiệt độ trên bề mặt sao Kim rất lớn nên các tàu thăm dò trước đây chỉ tồn tại được vài phút trên bề mặt hành tinh này.

Khí quyển dày của sao Kim chứa đầy những đám mây axit sulfuric nên không hẳn là một môi trường thân thiện. Tuy nhiên, có thể khí quyển vẫn thích hợp cho drone lướt theo những cơn gió mạnh.

“BREEZE sẽ hoạt động ở độ cao 50 - 60 km trên khí quyển, cưỡi những cơn gió trong vùng và vượt qua gió nam để bay vòng quanh hành tinh 4 - 6 ngày một lần”, nhà nghiên cứu Javid Bayandor của dự án BREEZE giải thích.

Dụng cụ khoa học của BREEZE gồm máy đo độ đục khí quyển, máy đo gió, từ kế, máy đo khối phổ, radar khẩu độ tổng hợp và camera ánh sáng khả kiến. Chúng sẽ cho phép các nhà khoa học lựa chọn thu thập mẫu vật ở vị trí rải rác hoặc vị trí lặp lại để phục vụ việc nghiên cứu địa lý và khí quyển. Những nghiên cứu này bao gồm theo dõi các kiểu thời tiết, xác định thành phần khí quyển, lập bản đồ từ trường sao Kim và các bản quét bề mặt chi tiết.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.