Về Hà Tĩnh

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá
Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Số lượng du khách tăng ấn tượng, các hoạt động kích cầu, đầu tư được triển khai khá đồng bộ trong những tháng đầu năm 2023 cho thấy quyết tâm cao, khát vọng lớn của ngành du lịch Hà Tĩnh. Tuy nhiên, để có thể sải những bước đi dài và vững chắc, biến tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh thành kết quả cụ thể, đóng góp xứng tầm vào phát triển KT-XH thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

...

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Ngành VH-TT&DL tỉnh đã xác định phát triển du lịch thời gian tới sẽ tập trung ở 2 dòng sản phẩm chủ lực là du lịch biển và văn hóa - tâm linh. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp thì điều quan trọng là cần “gọi tên” cụ thể sản phẩm mũi nhọn của Hà Tĩnh và phải “giải nén” được các nguồn lực để đầu tư bài bản cho sản phẩm đó. Theo ông Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Du lịch TP Hồ Chí Minh: “Việc hình thành sản phẩm du lịch phải dựa vào giá trị sẵn có của địa phương và phải được đầu tư bài bản. Phải có được sản phẩm “mồi” từ đó mới phát triển được dịch vụ và chuỗi cung ứng đi kèm giàu sức thu hút, thúc đẩy giải phóng các nguồn lực khác trong phát triển du lịch”.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Du lịch biển sẽ là một trong những hướng phát triển tiềm năng của Hà Tĩnh. Ảnh: Hương Thành

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Trong những nguyên liệu tài nguyên văn hóa giàu có của Hà Tĩnh, nhiều nhà quản lý, chuyên gia trên lĩnh vực du lịch mà chúng tôi tiếp xúc đều cùng nhấn mạnh giá trị của Đại thi hào và Khu di tích Nguyễn Du sẽ làm nên sản phẩm độc đáo, riêng có của Hà Tĩnh. Ông Hồ Việt Anh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh nói rằng: Sẽ có vô vàn những điều thú vị nếu du khách được trải nghiệm những không gian “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, hóa thân thành Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng trong cổ phục và không gian cổ trang; thưởng thức một trích đoạn trò Kiều do các nghệ nhân dân gian biểu diễn; tái hiện không gian dạy con của dòng họ Nguyễn Tiên Điền”… Muốn vậy, theo nhiều ý kiến, trước hết cần sớm đánh giá, xem xét và quyết định mô hình quản lý của Khu di tích Nguyễn Du một cách phù hợp, đồng thời tập trung thu hút nhà đầu tư có đủ tầm cỡ để hiện thực hóa những câu chuyện trong Truyện Kiều thành sản phẩm có sức hút đặc biệt. Bà Trần Thị Vinh - Phó ban Quản lý Khu di tích Nguyễn Du chia sẻ: “Chúng tôi hết sức trăn trở và đã tìm tòi, thử nghiệm một số sản phẩm, tuy nhiên, do sản phẩm nhỏ lẻ, đầu tư thiếu đồng bộ nên chưa mang lại hiệu quả. Để khai thác giá trị ở đây thực sự cần có những quyết sách, sự đầu tư đồng bộ và sự vào cuộc của các cấp, ngành”.

...

Cũng với sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, hiện tại, Hoan Châu đệ nhất danh lam - chùa Hương Tích đã trở thành “viên ngọc” được du khách và các doanh nghiệp lữ hành quan tâm. Theo ông Nguyễn Tiến Trình - Tổng Giám đốc Công ty CP Lữ hành Thành Sen, xét ở các góc độ giá trị văn hóa, cảnh quan, điều kiện giao thông và hạ tầng của khu du lịch (KDL) thì đây là điểm đầu tư hội tụ nhiều lợi thế cạnh tranh. Công ty đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và đã quyết định đầu tư Trung tâm điều hành và hỗ trợ dịch vụ du lịch chùa Hương Tích. Theo tôi, tỉnh cần xác định rõ đây là sản phẩm chủ lực và sớm có chiến lược đầu tư, khai thác bài bản, đồng bộ”.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Chùa Hương Tích - Hoan Châu đệ nhất danh lam. Ảnh: Đình Nhất

Phân tích về sản phẩm du lịch biển, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho rằng, tại 2 KDL trọng điểm là Thiên Cầm và Xuân Thành, cùng với việc tập trung về hạ tầng kỹ thuật, cần khai thác sâu giá trị từ các câu chuyện truyền thuyết, lịch sử, các lễ hội và đời sống văn hóa của cư dân để xây dựng sản phẩm du lịch, đồng thời thu hút hiệu quả hơn nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển các dịch vụ trải nghiệm, vui chơi, giải trí. Ông Hoàng Xuân Hướng - Trưởng ban Quản lý KDL Thiên Cầm cho biết: “Kết quả đáng mừng từ việc đa dạng các sản phẩm dịch vụ trong mùa du lịch 2022 đã giúp chúng tôi nhìn nhận rõ hơn cần phải trăn trở, sáng tạo trong cách làm để gia tăng hiệu quả kinh tế ở KDL trong thời gian tới”.

...

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn - nét văn hóa độc đáo của ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên). Ảnh: Huy Tùng

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch, cần tuân thủ nguyên tắc lấy thị trường làm trục xoay cho các giải pháp, chiến lược phát triển. Theo đó, dựa trên tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, hạn chế của mình, các địa phương cần xác định được dòng khách tiềm năng và tập trung phát triển sản phẩm phù hợp. Theo ông Đặng Trần Phong - Chủ tịch UBND huyện Can Lộc, qua khảo sát, đánh giá trên địa bàn có 2 điểm du lịch tâm linh chùa Hương Tích, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc có số lượng du khách đến rất lớn. Chính vì thế, huyện sẽ tăng cường liên kết với các vùng du lịch trong và ngoài tỉnh có lượng khách lưu trú lớn (Cửa Lò - Nghệ An, Xuân Thành - Nghi Xuân, Thiên Cầm - Cẩm Xuyên) để thu hút lượng khách này đến trải nghiệm các sản phẩm du lịch của Can Lộc trong thời gian nghỉ dưỡng ở biển. Theo đó, các khu, điểm du lịch của huyện đang tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn để phục vụ du khách”.

...

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương. Ảnh: Đình Nhất.

Trước xu thế kết nối mạnh mẽ, nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, các địa phương cần tăng cường hơn nữa việc liên kết thiết lập các tour, tuyến liên huyện, liên tỉnh. Trong sự liên kết đó, mỗi địa phương phải phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình để tạo ra nhiều “món ăn” hấp dẫn, khác lạ, thu hút sự quan tâm khám phá của du khách. Với cách làm này, lần đầu tiên 2 huyện Nghi Xuân và Can Lộc chủ động phối hợp, chi hơn 1 tỷ đồng tổ chức mời đoàn farmtrip Tổng cục Du lịch Việt Nam đến tư vấn xây dựng sản phẩm du lịch và liên kết trong xây dựng tour, tuyến du lịch vào cuối năm 2022.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Khẳng định thu hút dòng vốn đầu tư có chất lượng, đặt biệt là những nhà đầu tư lớn để tạo sức bật cho du lịch là giải pháp quan trọng hàng đầu, ông Lê Trần Sáng - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược, tiềm lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng ta mới có được những cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, KDL phức hợp, các trung tâm mua sắm, giải trí, đô thị, nghỉ dưỡng cao cấp để thu hút khách du lịch”. Dòng vốn đầu tư xã hội hóa bị tắc nghẽn thời gian khá dài đang bắt đầu được khơi thông với việc UBND tỉnh đã đồng ý đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường (về tham mưu Quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách khu đất thành dự án độc lập; giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh), qua đó sẽ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa được giao đất, thuê đất, trong đó có các dự án về du lịch (theo thông báo kết luận tại cuộc họp UBND tỉnh ngày 27/2/2023 - PV). Vấn đề đặt ra là thời gian tới cần có sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc tích cực, phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan chuyên môn và nhà đầu tư để tạo luồng gió mới trong đầu tư du lịch.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng các đại biểu lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị xúc tiến du lịch 3 tỉnh năm 2023.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, các cấp chính quyền cần kiên quyết xử lý những tồn đọng trong đầu tư du lịch nhiều năm nay để giải phóng quỹ đất vàng, thay đổi diện mạo hạ tầng các KDL trọng điểm. Theo đó, sớm thu hồi các dự án đã được bàn giao mặt bằng nhiều năm nhưng không được triển khai xây dựng; yêu cầu các nhà đầu tư đã tìm hiểu, đề xuất thực hiện các dự án thì phải đưa ra lộ trình thực hiện cụ thể, tránh tình trạng quy hoạch treo. Mặt khác, cần giải quyết dứt điểm thực trạng hàng chục dự án đầu tư đã hoàn thành nhưng hoạt động không hiệu quả và đã đóng cửa tại một số KDL, đồng thời qua đó rút ra bài học để chọn lọc nhà đầu tư thực sự có năng lực và tâm huyết.

Video: Ông Bùi Việt Hùng, Phó Chủ tịch huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chia sẻ về những bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhà đầu tư vào du lịch.

Ở góc độ đầu tư công, theo Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng ký duyệt cuối năm 2022), du lịch được xác định là 1 trong 4 ngành kinh tế trọng điểm và sẽ được ưu tiên nguồn vốn. Tỉnh đã có chủ trương tập trung xây dựng hệ thống giao thông trọng yếu từ miền núi đến ven biển, nhất là hệ thống giao thông đô thị kết nối đến các địa bàn vùng biển để đánh thức tiềm năng du lịch biển. Nguồn đầu tư công cho du lịch cũng đang được cộng hưởng với sự đầu tư kinh phí của nhiều địa phương trong 2 năm gần đây trong việc nâng cấp các hạng mục trong KDL, điểm du lịch và hỗ trợ kích cầu, quảng bá du lịch. Đây chính là những tín hiệu vui cần được các cấp chính quyền phát huy, đẩy mạnh hơn nữa nhằm sớm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật du lịch, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Tại kỳ họp cuối năm 2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 98/2022/NQ-HĐND quy định một số chính sách phát triển VH-TT&DL giai đoạn 2023-2025. Trong đó về lĩnh vực du lịch, tập trung hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch và tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Sự ưu tiên của chính sách đang tạo động lực để các cơ quan chức năng làm tốt hơn hoạt động quảng bá và khắc phục điểm yếu về con người trong chiến lược phát triển du lịch. Nhiều ý kiến cho rằng, việc cần hết sức quan tâm là bổ sung nhân lực có chất lượng và đúng chuyên môn cho ngành du lịch từ cấp tỉnh đến các địa phương. Bên cạnh đó, chú trọng hơn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, nhân viên các cơ sở kinh doanh và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch. Theo bà Đặng Thị Thúy Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Du, trong những năm qua, có nhiều nhà đầu tư lớn đặt vấn đề thực hiện các dự án tầm cỡ với quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Để chuẩn bị đón đầu những làn sóng đầu tư du lịch trên địa bàn khi những khó khăn, vướng mắc được khơi thông, các cơ sở đào tạo cần chủ động trong công tác đào tạo nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch. Đồng thời, khi ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, môi trường kinh doanh dịch vụ sôi động với thu nhập cao, ổn định thì sẽ kéo lực lượng có chuyên môn đang làm việc xa quê trở về và giữ chân lao động vừa được đào tạo ở lại địa phương làm việc.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Hình ảnh tiện nghi hiện đại, sang trọng trong khách sạn 5 sao Melia Vinpearl TP Hà Tĩnh.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong giai đoạn mới với sự tiếp sức của chính sách hỗ trợ cũng đang được các cơ quan liên quan triển khai với quan điểm cần mạnh dạn thay đổi cách làm truyền thống, ứng dụng hiệu quả các hình thức truyền thông trực tuyến, chuyển đổi số nhằm tạo điểm nhấn ấn tượng và có sức lan tỏa sâu rộng. Góp ý cho hoạt động truyền thông, quảng bá, anh Trần Xuân Vũ - người khá thành công về đầu tư du lịch ở các tỉnh phía Nam, chủ của mô hình Beach Clup (quán bar bờ biển) ở Hà Tĩnh chia sẻ cách quảng bá mới: “Khởi động mô hình ở KDL Thiên Cầm, chúng tôi mời các ca sỹ nổi tiếng về tham gia biểu diễn tại Beach Clup, một mặt để thu hút du khách, một phần quan trọng không kém là sử dụng hình ảnh, sự lan tỏa của những người nổi tiếng trên mạng xã hội để quảng bá về biển Thiên Cầm và dịch vụ của mình tới đông đảo du khách, đặc biệt là giới trẻ. Trong mùa du lịch biển đầu tiên đầu tư tại Hà Tĩnh (năm 2022), mỗi đêm chúng tôi thu hút khoảng 1.000 khách”.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

KDL Thiên Cầm đang triển khai xây dựng một số tuyến đường phụ trợ và tạo mặt bằng để di dời 60 hàng quán ven biển vào khu vực phía trong KDL vào thời gian tới (ảnh 1). BQL KDL Xuân Thành tạo mặt bằng để di dời hàng chục hàng quán ven biển, tạo phố đi bộ ven biển với nhiều sản phẩm du lịch trong mùa hè này (ảnh 2). Nhiều điểm check in đang được các nhà đầu tư xây dựng tại KDL chùa Hương Tích nhằm đa dạng sản phẩm du lịch (ảnh 3).

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh vào tháng 2/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu - Trưởng ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã phân tích: Trong bối cảnh hiện nay, trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược thì cần tập trung những nhiệm vụ trước mắt, từng bước chọn việc, chọn điểm để thực hiện một cách hiệu quả trên quan điểm các cơ quan chính quyền phải trăn trở, sát cánh cùng doanh nghiệp và người dân đầu tư về du lịch. Nhiệm vụ xuyên suốt là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng để thu hút nhà đầu tư chiến lược, đồng thời kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch và tích cực hỗ trợ giải quyết.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài cuối): Vào cuộc đồng bộ, tâm huyết để khơi động lực bứt phá

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 xác định “phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” là 1 trong 5 chương trình trọng điểm; Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hình du lịch là 1 trong 4 ngành kinh tế trọng điểm. Để phát triển ngành du lịch xứng tầm với sứ mệnh và kỳ vọng, bên cạnh tiếp tục phát huy cách làm tích cực của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh và một số địa phương trong thời gian gần đây, cần tạo sự chuyển động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, sự quyết liệt của người đứng đầu các cấp và sự tham gia tích cực của người dân. Cùng đó, bắt nhịp cơ hội cả nước đang đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch, trên cơ sở triển khai quy hoạch tỉnh và tiếp tục tham vấn các chuyên gia đầu ngành, chúng ta cần xác định chiến lược và các giải pháp đột phá để mở con đường lớn, hiện thực hóa tiềm năng, thế mạnh, chắp cánh cho ngành công nghiệp không khói bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.

ảnh: p.v - c.t.v

THIẾT KẾ: HUY TÙNG

>> Bài 1: Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

>> Bài 2: Còn nhiều “khoảng trống”, thiếu hấp dẫn du khách

>> Bài 3: Vì sao có “bột” chưa “gột nên hồ”?!

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.