Núi Hồng - Sông La

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?
Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Tiềm năng lớn về di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên gắn liền với nhiều câu chuyện hấp dẫn là những nguyên liệu quý để Hà Tĩnh tạo lợi thế trong phát triển du lịch. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, bức tranh du lịch Hà Tĩnh còn đơn điệu ngay trong khu vực Bắc miền Trung chứ chưa nói trong tổng thể du lịch cả nước.

...

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Du lịch Hà Tĩnh khởi động năm 2023 với nhiều kết quả đáng mừng. Theo thống kê của Sở VH-TT&DL trong 2 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã đón 525.000 lượt khách tham quan, tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tổng lượt khách lưu trú là 256.400 (khách nước ngoài 4.000 lượt).

Tại chùa Hương Tích, chỉ trong 2 tháng đầu năm, khu du lịch (KDL) này đã đón trên 90.000 lượt khách. Chị Phan Lê Hương Liên (30 tuổi, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng trước vẻ đẹp của cảnh sắc non nước hùng vỹ, sự thanh tịnh của chùa Hương Tích, đặc biệt thật xúc động khi được nghe câu chuyện tu hành và tấm lòng hiếu thảo, từ bi của công chúa Diệu Thiện - con gái vua Sở Trang Vương. Vẻ đẹp của câu chuyện với chiều sâu văn hóa của ngôi cổ tự 700 năm tuổi cũng như mảnh đất và con người nơi đây đã bồi dưỡng thêm những giá trị tâm hồn cho du khách”.

...

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Thắng cảnh chùa Hương Tích (Can Lộc). Ảnh: PV

Chùa Hương Tích là một trong rất nhiều điểm đến ở Hà Tĩnh chứa đựng nhiều giá trị về cảnh quan, bề dày văn hóa, lịch sử tiềm tàng sức hấp dẫn. Hà Tĩnh có một hệ thống khá đồ sộ về di tích lịch sử văn hóa qua nhiều thời đại. Toàn tỉnh hiện có 638 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt (Khu di tích Nguyễn Du và Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc), 86 di tích cấp quốc gia và 550 di tích cấp tỉnh. Cùng với hệ thống di tích, các địa danh với bề dày lịch sử văn hóa là những sự tích độc đáo về đất và người miền quê “núi Hồng, sông La”.

Phác thảo tiềm năng du lịch Hà Tĩnh, chúng ta có dãy núi Hồng Lĩnh hùng vỹ gắn với huyền tích về kinh đô nước Việt Thường được mệnh danh là ngọn núi thiêng. Núi Hồng là một trong 21 thắng cảnh của nước Việt xưa, được vua Minh Mạng chọn là 1 trong 9 địa danh được khắc vào cửu đỉnh ở cố đô Huế. Ngay trên dãy núi này, chúng ta đã có một “kho tàng” của những huyền tích gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc. Hà Tĩnh còn có rất nhiều địa danh khác gắn với những câu chuyện đầy sức hấp dẫn như: núi Nam Giới cùng bãi biển Quỳnh Viên (xã Thạch Hải, Thạch Hà) gắn với câu chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung tầm sư học đạo, thác Vũ Môn (Hương Khê) với câu chuyện cá chép hóa rồng, Hoành Sơn Quan (TX Kỳ Anh) gắn với bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan...; các làng quê khoa bảng, danh nhân như: Đông Thái (Đức Thọ), Tiên Điền (Nghi Xuân), Trường Lưu (Can Lộc), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên)… Gắn liền với mỗi làng quê, vùng miền là các di tích, lễ hội, di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc (ví, giặm; ca trù; trò Kiều; lễ hội cầu ngư...).

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Hồ Kẻ Gỗ (ảnh 1), Khu mộ 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc (ảnh 2) và Khu lưu niệm Đại thi hào nguyễn Du (ảnh 3) là những điểm đến thu hút du khách của Hà Tĩnh.

“Địa linh sinh nhân kiệt”, Hà Tĩnh tự hào có rất nhiều danh nhân tài trí lỗi lạc. Đó là Đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều vang danh thế giới; là Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ vừa là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ tài hoa; là các danh sỹ rất mực tài hoa trong dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu; Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác… Trong thời hiện đại, Hà Tĩnh cũng đóng góp rất nhiều tên tuổi cho sự nghiệp cách mạng của Đảng như: các cố Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập; anh hùng Lý Tự Trọng, 10 liệt nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc và rất nhiều anh hùng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Các danh nhân đã để lại những di sản văn hóa độc đáo và gắn liền với các tên tuổi đó là các di tích lịch sử ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Ông Hồ Việt Anh - Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch tỉnh chia sẻ: “Hà Tĩnh hội tụ khá nhiều yếu tố độc đáo, rất thuận lợi cho phát triển du lịch, trong đó, điểm nổi trội là dòng chảy văn hóa qua nhiều thế hệ, là những danh nhân văn hóa đã tạo được những cột mốc văn hóa. Dòng chảy văn hóa ấy gắn với đời sống văn hóa của con người Hà Tĩnh từ xưa tới nay và gắn với những di sản đã được thế giới công nhận, tạo nên những trầm tích văn hóa hấp dẫn, đầy tiềm năng phát triển du lịch”.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Ông Hồ Việt Anh - Chủ tịch Hiệp Hội du lịch Hà Tĩnh trò chuyện với phóng viên.

Cùng với tài nguyên về văn hóa lịch sử, danh nhân, Hà Tĩnh còn là mảnh đất có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và bờ biển dài 137 km với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng, sóng êm, hải sản phong phú và tươi ngon. Trong đó, phải kể đến KDL Thiên Cầm là 1 trong 47 KDL được định hướng quy hoạch xây dựng KDL trọng điểm cấp quốc gia.

...

Hiện nay, theo xu thế mới, Việt Nam hướng đến xây dựng 4 loại hình du lịch: du lịch văn hóa tâm linh gắn liền với lễ hội; du lịch biển đảo; du lịch sinh thái và du lịch đô thị. Trên cơ sở nguồn tài nguyên phong phú, Hà Tĩnh có điều kiện để xây dựng 3 trong 4 loại hình nói trên. Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng nổi bật với không gian văn hóa, văn học, danh nhân với nhiều nhân vật nổi tiếng có thể phát triển thêm loại hình du lịch văn học không phải nơi nào cũng có.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Du khách tắm bùn khoáng tại Khu du lịch sinh thái Hải Thượng - Hương Sơn.

Trên thực tế, nhiều năm qua, từ những chủ trương, chính sách của Trung ương, Hà Tĩnh đã đề ra nhiều hướng đi để phát triển du lịch, trong đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. So với yêu cầu, mục tiêu đề ra và so với sự phát triển của các tỉnh có điều kiện tương đồng trong khu vực thì ngành du lịch Hà Tĩnh vẫn chậm chân, hiệu quả kinh tế đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Biểu đồ khách du lịch Hà Tĩnh trong 5 năm qua có sự tăng và giảm cùng với tình hình phát triển chung của cả nước. Trong đó, 2019 được xem là năm du lịch Hà Tĩnh đạt đỉnh cao nhất trong việc thu hút du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, so sánh với 2 tỉnh láng giềng có những điều kiện về tài nguyên du lịch tương tự là Nghệ An và Thanh Hóa, tổng lượng du khách của Hà Tĩnh vẫn còn thấp. Cụ thể, năm 2019, Hà Tĩnh đón 3,85 triệu lượt khách tham quan (khách quốc tế có 7.500 lượt). Trong khi cùng năm, Nghệ An đón gần 6,6 triệu lượt khách tham quan (có 146.170 lượt khách quốc tế), Thanh Hóa đón hơn 9,6 triệu lượt khách du lịch (trong đó có 300.450 lượt khách quốc tế). Sau 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19, năm 2022, du lịch cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng từng bước được phục hồi. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung, những gì ngành du lịch Hà Tĩnh đạt được vẫn còn rất khiêm tốn so với cả nước và các tỉnh lân cận. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2022, lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh so với các tỉnh: Thanh Hóa gấp gần 7 lần, Nghệ An gấp hơn 4,2 lần, Quảng Bình gấp 1,25 lần…

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

...

Bên cạnh đó, xét về lượng khách lưu trú, chỉ số phản ánh mức tăng trưởng về doanh thu du lịch, Hà Tĩnh bị bỏ xa so với các tỉnh khác. Năm 2022, trong 1,6 triệu lượt khách tham quan của Hà Tĩnh chỉ có 319.225 lượt khách lưu trú, trong khi Nghệ An 4,4 triệu lượt (gấp gần 14 lần); Quảng Bình có hơn 1,3 triệu lượt (gần gấp 10 lần)… Nhìn nhận về hạn chế này, bà Võ Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh) cho biết: “Để đánh giá hiệu quả trong phát triển du lịch của một địa phương, điểm đến… thì số lượng khách lưu trú và thời gian khách ở lại là tiêu chí quan trọng nhất. Khách lưu trú dành nhiều thời gian ở lại và sử dụng nhiều dịch vụ đi kèm, chi tiền nhiều cho các nhu cầu của mình thì doanh thu các khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi, giải trí, kinh doanh… tăng lên”. Bà Hiền cũng cho biết, qua khảo sát khách lưu trú đến Hà Tĩnh thường chỉ ở lại 1 đêm, cao điểm mùa du lịch biển là 2 đêm. Trong khi chỉ số này ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình cao hơn rất nhiều.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

...

Về doanh thu du lịch năm 2022, tỉnh Quảng Bình đạt khoảng 2.312 tỷ đồng, Nghệ An đạt 5.602 tỷ đồng, Thanh Hóa đạt 20.038 tỷ đồng; còn Hà Tĩnh chưa có thống kê cụ thể về doanh thu du lịch, chỉ có thống kê tổng doanh thu xã hội về du lịch gồm dịch vụ lưu trú, lữ hành và ăn uống toàn dân là 6.073 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu lưu trú đạt 245 tỷ đồng, lữ hành hơn 16 tỷ đồng, dịch vụ ăn uống toàn dân hơn 5.811 tỷ đồng. Như vậy, nếu so sánh với tỉnh “láng giềng” Quảng Bình có doanh thu dịch vụ lưu trú dự đạt 450,6 tỷ đồng, thì con số của Hà Tĩnh quả là quá thấp.

Video: Bà Võ Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Quản lý du lịch- Sở VH-TTDL chia sẻ về lượng khách lưu trú khi đến Hà Tĩnh.

Đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển xứng tầm ngành kinh tế trọng điểm (bài 1): Vùng đất nhiều di sản và thắng cảnh đang ở đâu trên bản đồ du lịch cả nước?

Những con số so sánh nói trên đã cho thấy, du lịch Hà Tĩnh đang ở “vùng lõm” của bản đồ du lịch Bắc Trung Bộ và rơi lại ở phía sau so với nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Ông Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Dù có nguồn tài nguyên về di sản văn hóa dồi dào, cảnh quan, bãi biển đẹp… nhưng từ những chỉ số về lượt khách tham quan, lưu trú hằng năm; sự thiếu quan tâm của các công ty lữ hành cho thấy, du lịch Hà Tĩnh hiện tại còn mờ nhạt trên bản đồ du lịch cả nước. Ngay trên con đường di sản miền Trung (từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận), điểm đến Hà Tĩnh dường như lâu nay đang bị bỏ quên. Điều này có nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân căn bản nhất là Hà Tĩnh chưa xây dựng được cho mình sản phẩm du lịch “mồi” - sản phẩm chủ lực, để từ đó quảng bá hiệu quả, thu hút du khách”.

thiết kế: huy tùng

(Còn nữa)

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống