Chính phủ Đức hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca, nâng tổng số vaccine Việt Nam nhận được từ nước này lên 3,45 triệu liều.
2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca được Đức hỗ trợ cho Việt Nam về đến TP HCM hôm qua. Lễ bàn giao diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao hôm nay với sự có mặt của Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng và đại diện Bộ Y tế, cùng Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner, theo thông cáo của Đại sứ quán Đức.
Số hàng được viện trợ từ nguồn dự trữ của Đức theo đề xuất của Thủ tướng Angela Merkel với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đại sứ Hildner (trái) và Thứ trưởng Tô Anh Dũng trong lễ trao tặng vaccine hôm nay. Ảnh: Đại sứ quán Đức tại Việt Nam
“Đây là lô vaccine thứ hai từ Đức trong vòng hai tuần qua. Cùng với lô vaccine được chuyển qua cơ chế Covax ngày 16/9, chính phủ Đức đã viện trợ tổng cộng 3,45 triệu liều. Sự hỗ trợ thể hiện tinh thần đoàn kết của chúng tôi, nhấn mạnh cam kết với quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam mà hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập trong năm nay. Đức luôn sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình phòng chống và vượt qua đại dịch Covid-19”, Đại sứ Hildner cho hay.
Ngoài viện trợ vaccine, Đức và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam năm ngoái ủng hộ Đức hơn 100.000 khẩu trang. Đến mùa hè năm nay, một số bang của Đức đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng một triệu bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên cùng khẩu trang, quần áo bảo hộ và tủ lạnh chuyên dụng.
Hợp tác phát triển giữa Đức và Việt Nam cũng góp phần vào ứng phó đại dịch Covid-19. Khoản kinh phí 104 triệu euro sẽ được sử dụng để triển khai các dự án trong lĩnh vực đào tạo nghề, phòng chống dịch bệnh, mạng lưới an sinh xã hội và số hóa, trong đó bao gồm kế hoạch xây dựng một trung tâm phòng chống dịch bệnh cùng với Bộ Y tế Việt Nam, cũng như thiết lập dịch vụ tư vấn về phòng chống buôn bán động vật hoang dã.
Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) cũng thành lập một trong 4 trung tâm toàn cầu mới về y tế và phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam, giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm.
Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Hà Tĩnh phấn đấu nâng cao đóng góp của KH&CN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang trong giai đoạn "quá hạn" đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.
Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin cho biết vaccine ung thư của nước này dự kiến sẽ được công bố vào đầu năm 2025.
4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp các Hội KH&KT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giải thưởng Chính VinFuture 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho 5 nhà khoa học vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu - deep learning.
Là một kỹ sư trẻ nhưng anh Lê Tuấn Vũ (SN 1990) đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty CP Dược Hà Tĩnh.
Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Viện Hàn lâm Khoa học thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sỹ mới, trong đó có 2 giáo sư người Việt là Nguyễn Thế Hoàng (quê Hà Tĩnh) và Nguyễn Thị Thanh Mai (quê Quảng Ngãi).
Tiến sỹ Nguyễn Thụy Bá Linh giành giải thưởng TechWomen 100 của Anh nhờ đóng góp trong nghiên cứu, phát triển công nghệ y sinh tiên tiến, cách mạng hóa kỹ thuật tái tạo mô, chữa lành vết thương.
Ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học đứng ngồi không yên khi virus có dấu hiệu thích nghi với người, dù chưa có bằng chứng về khả năng lây từ người sang người.
Ô nhiễm không khí tại New Delhi đã tăng vọt lên mức “nguy hại” trong tuần này, buộc chính quyền phải hạn chế hoạt động di chuyển và khôi phục kế hoạch tạo mưa nhân tạo để giảm bớt khói độc.
Quỹ VinFuture vừa chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam.
Chương trình tập huấn nhằm tiếp tục trang bị kiến thức, năng lực về an toàn bức xạ, hạt nhân cho các cơ sở, người phụ trách và nhân viên bức xạ trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Công tác tuyên truyền pháp luật gắn với thanh, kiểm tra tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp thị trường dầu nhờn động cơ ở Hà Tĩnh hoạt động đúng quy định.
Giải thưởng xét trao ở 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; Công nghệ y-dược; Công nghệ sinh học; Công nghệ môi trường và Công nghệ vật liệu mới.
Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), sáng 4/11, nhóm 3 nhà du hành vũ trụ thuộc sứ mệnh Thần Châu-18 đã trở về Trái Đất an toàn, sau 6 tháng thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Thiên Cung.
Đề tài hệ thống tự động cảnh báo lũ lụt và kiểm soát mực nước hồ chứa của em Trần Sỹ Nhiên (Hà Tĩnh) đạt giải khuyến khích cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
Các chuyên gia đã chia sẻ về tư duy và kỹ năng khởi nghiệp trong kỷ nguyên số với các "startup" Hà Tĩnh, trong đó có 5 nguyên tắc vàng trong khởi nghiệp sáng tạo.
Ngày 29/10, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) thông báo đã khai thác thành công lõi băng dài 324 mét từ sông băng dày nhất trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.