(Baohatinh.vn) - Nhiều năm nay, 520 hộ dân xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khổ sở vì tuyến đường trục xã bị hư hỏng nặng nhưng không được nâng cấp, sửa chữa.
Tuyến đường trục xã Sơn Hàm có chiều dài gần 4 km đã xuống cấp
Tuyến đường trục xã Sơn Hàm có chiều dài gần 4 km, rộng 3,5 m nối từ thôn Phượng Hoàng đến điểm cuối là đập Khe Mơ (thôn Tượng Sơn). Sau nhiều năm sử dụng, do không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên nhiều đoạn tuyến đã hư hỏng nặng khiến việc lưu thông gặp khó khăn.
Chị Hoàng Thị Lan (SN 1977) ở thôn Tượng Sơn bức xúc: “Nhà tôi ở ngay mặt đường, mùa hè thì hứng chịu cảnh bụi bốc mù trời, mùa đông thì ngập úng, lầy lội. Khổ nhất là khi lưu thông trên tuyến đường, ổ gà, ổ vịt, đá dăm lởm chởm, phải vững tay lái lắm mới không bị ngã".
Mặt đường bong tróc, nhiều "ổ gà" gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.
Còn ông Nguyễn Công trình (SN 1960), thôn Anh Sơn cho rằng, nguyên nhân khiến con đường xuống cấp là do sử dụng nhiều năm nhưng không được duy tu, bảo dưỡng. Trong khi tuyến đường này có lưu lượng người và phương tiện qua lại rất lớn, đặc biệt là các loại xe tải chở keo từ khu vực đập Khe Mơ lưu thông.
Mặt đường yếu đã in hình rõ cả những vết lốp xe đi qua.
Theo quan sát, nhiều đoạn tuyến đã xuất hiện điểm bị bong tróc, lộ từng hố đá dăm lởm chởm, mặt đường in rõ vết lốp xe tải hạng nặng làm sụt lún từng vệt dài; nhiều hố sâu bị sình lầy do nước mưa đọng lại...
Ông Lương Văn Bằng – Trưởng thôn Tượng Sơn cho biết: “Đây là tuyến đường đi lại chính của 520 hộ dân thuộc 4 thôn: Phượng Hoàng, Liên Sơn, Tượng Sơn và Anh Sơn nối với khu vực trung tâm xã. Hầu như năm nào chúng tôi cũng huy động người dân đóng góp tiền để thuê xe chở đất đá “vá” đường nhưng chỉ như "muối bỏ bể”.
Sau trận mưa nhỏ, mặt đường xuất hiện nhiều hố sình lầy.
Tuyến đường trục xã Sơn Hàm nối từ thôn Phượng Hoàng đến đập Khe Mơ được triển khai xây dựng từ năm 2014, đang là tuyến đường xuống cấp trầm trọng nhất trên địa bàn xã. Do không có nguồn vốn duy tu, bão dưỡng nên đến nay nhiều đoạn bị hư hỏng. Điều chúng tôi trăn trở là, tuyến đường này đi qua nhiều thôn, hằng ngày, lưu lượng người tham gia giao thông khá lớn, nhất là các em học sinh. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri với đoàn ĐBQH, HĐND các cấp, chính quyền và người dân đã nhiều lần kiến nghị việc nâng cấp sửa chữa nhưng chưa được xem xét.
Nhiều hộ dân ở tuyến đường Nguyễn Phan Chánh, phường Thành Sen, tỉnh Hà Tĩnh ngang nhiên biến không gian chung thành không gian riêng, gây ô nhiễm môi trường, làm nhếch nhác mỹ quan đô thị.
Hơn 1 tháng qua, hệ thống chiếu sáng tại Quốc lộ 1 đoạn qua xã Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) ngừng hoạt động gây trở ngại cho người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Đường cũ bị thu hồi để thi công cao tốc Bắc - Nam, đường hoàn trả chưa hoàn thành, khiến người dân xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn khi vào khu sản xuất.
Tại xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), nhiều hộ dân tận dụng mặt đường giao thông để phơi ruốc, gây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không kịp thời được đầu tư, nâng cấp hạ tầng sau khi thực hiện chủ trương chuyển đổi khiến chợ Huyện (xã Bình An, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp, nhếch nhác.
Tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) một số thôn tự ý bán đất, cho thuê đất để lấy kinh phí xây dựng NTM. Hệ lụy là những người mua đất của thôn có nguy cơ tiền mất, đất cũng không còn.
Mất mẹ khi còn nhỏ, hơn chục năm qua, bố là chỗ dựa tinh thần lớn nhất với Bùi Thị Khánh Linh (xã Hồng Lộc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhưng nỗi đau chồng nỗi đau khi bố em cũng vừa ra đi.
Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Nghỉ hè là dịp trẻ dành nhiều thời gian vui chơi tại nhà hoặc ở khu vực công cộng. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thương tích với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Dự án Khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Lộc Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận đầu tư năm 2017 với nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, dù chủ đầu tư đã xin gia hạn tiến độ nhưng đến thời điểm này, công trình vẫn đang “đắp chiếu”, gây lãng phí quỹ đất và bức xúc dư luận.
33 chiếc xe đạp trị giá 50 triệu đồng được trao tặng góp phần chia sẻ khó khăn, tiếp sức cho trẻ em nghèo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong quá trình học tập, rèn luyện.
Xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi các công trình dân sinh trên địa bàn xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Khoảng 10.000 cán bộ nhân viên Vingroup và các tình nguyện viên đã đồng loạt ra quân làm sạch nhiều khu vực bờ biển, cửa sông và khu vực ven biển tại 28 tỉnh, thành phố. Sau hơn một tiếng ra quân, tổng diện tích làm sạch ước tính hơn 17,4 ha và gần 72 tấn rác thải đã được thu gom.
Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Gia đình em Đào Đặng Thùy Vân, quận I (TP Hồ Chí Minh) đã trao tặng 50 triệu đồng cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TX Hồng Lĩnh và Chương trình Vòng tay nhân ái - Báo Hà Tĩnh.
Trong ngôi nhà nhỏ cũ kỹ ở xã Thạch Hội, TP Hà Tĩnh, người mẹ 85 tuổi ngồi thẫn thờ một mình. Sau nhiều năm chăm sóc người con thứ bị bệnh tâm thần, bà cũng đổ bệnh, nhớ nhớ quên quên.
Hàng loạt máy móc, thiết bị khai thác đá trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị bỏ lại ngổn ngang gây lãng phí tài nguyên, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Nhân Tháng Thiếu nhi, Mộc Châu Milk phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ em mồ côi huyện Yên Châu (Sơn La) mang yêu thương đến hơn 1.000 trẻ em khuyết tật và mồ côi.
Cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là cảng cá cấp II tiếp nhận tàu công suất đến 400 CV nhưng bất cập hiện nay là luồng lạch bị bồi lắng khiến tàu thuyền vào ra rất khó khăn.
Tình trạng mua bán, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định của người dân trước cổng chợ Trổ Thạch Đài (xã Thạch Đài, TP Hà Tĩnh) dẫn đến mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh” tại xã Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) thu hút đông đảo tình nguyện viên tham gia vệ sinh môi trường biển, lan tỏa thông điệp chung tay bảo vệ môi trường.
Những suất quà cùng tình cảm sẻ chia của Hội Phụ nữ Hà Tĩnh ở CHLB Đức đã giúp những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thêm động lực để vươn lên.
Ngoài nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã huy động nguồn lực hơn 5,6 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo.
UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã đóng cửa nghĩa trang Thiên Cầm để thực hiện chỉnh trang lại Khu du lịch Thiên Cầm. Tuy nhiên, từ tháng 10/2023 đến nay, nghĩa trang mới vẫn chưa được xây dựng.
Từ con số 0, đến nay, trung bình mỗi năm, chương trình Vòng tay nhân ái - BHT huy động từ 2,2 - 2,5 tỷ đồng ủng hộ cho hàng chục hoàn cảnh khó khăn. Không quá khi nói rằng mỗi tác phẩm trong chương trình đang làm thay đổi một cuộc đời, một cảnh ngộ.