F-35 Mỹ bị chính quê nhà ‘hắt hủi’ vì dính gần 1.000 lỗi kỹ thuật

Văn phòng Giải trình Chính phủ (GAO) của Mỹ đã đề nghị Quốc hội tạm ngừng nguồn ngân sách dành cho chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-35, sau khi phát hiện máy bay này mắc gần 1.000 lỗi kỹ thuật chưa thể khắc phục.

F-35 Mỹ bị chính quê nhà ‘hắt hủi’ vì dính gần 1.000 lỗi kỹ thuật

Máy bay tàng hình F-35 của Lockheed Martin trưng bày tại buổi triển lãm hàng không Paris. Ảnh: Reuters

Các lỗi kỹ thuật máy bay chiến đấu F-35 đang mắc phải bao gồm ghế phóng thoát hiểm có thể gây tổn thương vùng cổ của phi công, hệ thống mũ bảo hiểm cung cấp dưỡng khí không sử dụng được và đường cấp nhiên liệu trên không có thể bị vỡ gãy trong quá trình sử dụng.

Kênh truyền hình Nga RT dẫn báo cáo GAO đưa tin tính đến tháng 1 vừa qua, Mỹ phát hiện ra 996 lỗi kỹ thuật chưa thể giải quyết. Trong số đó có đến 111 lỗi được xếp vào cấp độ "Mức 1" – cảnh báo lỗi có thể gây nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với người sử dụng.

Dự kiến F-35 sẽ đi vào giai đoạn sản xuất đồng loạt trong năm tới, với chi phí ngốn 10,4 tỷ USD/năm trong suốt 2 thập kỷ, Văn phòng GAO đề nghị Quốc hội Mỹ ngưng cung cấp ngân sách chi trả cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình sản xuất loại máy bay này cho đến khi các lỗi kỹ thuật được sửa chữa hoàn toàn.

Máy bay F-35 nằm trong chương trình phát triển của tập đoàn chế tạo trang thiết bị quốc phòng Lockheed Martin ra đời năm 2001. Kể từ đó đến nay, chương trình này luôn bị chỉ trích khi liên tục vướng phải những đợt trì hoãn hoặc chi phí đội lên cao.

Ước tính Lầu Năm Góc đã chi đến 1.400 tỷ USD cho chương trình phát triển F-35, được đánh giá là chương trình phát triển vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử.

Báo cáo của GAO nhận định một phần những sai sót của F-35 là do lỗi của Lầu Năm Góc và tập đoàn phát triển Lockheed Martin. Họ vừa thử nghiệm vừa sản xuất những bộ phận mới, thay vì lắp ráp một máy bay hoàn tất với những bộ phận có sẵn. Vấn đề tiếp tục nảy sinh đối với các bộ phận riêng rẽ, từ đó làm tình trạng chậm trễ xuất hiện và khiến chi phi đội lên cao.

Không chỉ có chương trình F-35, GAO còn chỉ ra Lầu Năm Góc đã từng nhiều lần lãng phí và không quản lý được chương trình sản xuất vũ khí. Cụ thể là chương trình phát triển bom hạt nhân B-61-12. Thay vì ngân sách dự kiến ban đầu 7,6 tỷ USD, chi phí sản xuất loại bom này đã tốn của chính phủ 10 tỷ USD, vượt 2,4 tỷ USD.

Phát biểu trước một lớp học viên tốt nghiệp của Không quân Mỹ tại bang Colorado tháng trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Mattis bày tỏ: “Tôi không thể ngay lúc này nhìn vào mắt các bạn mà nói rằng từng đồng từng cắc trong quá khứ đã được sử dụng đúng mục đích chiến lược”.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.