Giáo dục

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Những tiết học vốn dĩ khô khan đã trở nên sinh động, kết nối rộng hơn với thế giới, học đã thực sự đi đôi với hành… đang ngày càng nhiều ở các trường học tại Hà Tĩnh. Những giáo viên tiên phong khai thác giá trị của cuộc cách mạng 4.0 đã và đang mang đến những giờ học lý thú cho học sinh…

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

....

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Lớp 1 là “bước ngoặt lớn” đối với các em học sinh. Những bài học hoàn toàn mới lạ đã khiến học sinh bỡ ngỡ, trong đó, nhiều em rơi vào tâm lý khủng hoảng. Trước thực tế đó, việc sử dụng smart tivi kết hợp với khai thác đa dạng học liệu điện tử trên internet được coi là “cứu cánh”.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Năm học 2020 - 2021, 100% lớp 1 ở Thạch Hà được trang bị smart tivi. Sự đầu tư đó đã tạo nên một “luồng gió” mới trong hoạt động dạy học, đem đến những bài giảng sinh động, thú vị. Smart tivi và những cách khai thác học liệu điện tử đưa vào giảng dạy của các giáo viên đã hỗ trợ cho các hoạt động nhóm, đáp ứng tốt hơn yêu cầu tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh lớp 1.

Là tổ trưởng tổ chuyên môn 1, Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà, cô giáo Nguyễn Thị Bích Thuý - giáo viên chủ nhiệm lớp 1A6 đã có những trải nghiệm mới mẻ trong quá trình giảng dạy bằng smart tivi.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Cô Bích Thuý chia sẻ: “Tính năng kết nối điện thoại, máy tính với Smart TV qua hệ thống mạng internet đã giúp giáo viên sử dụng hiệu quả học liệu điện tử bao gồm sách, video, các bài giảng PowerPoint và nhiều công cụ hỗ trợ khác. Ngoài việc khai thác học liệu trên internet và các tư liệu dạy học qua các kênh khác nhau, tôi còn thường xuyên quay video các hoạt động của chính các em học sinh rồi đưa vào bài học một cách hợp lý. Nhờ đó, các em rất hào hứng với các bài học, tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất”.

Được mệnh danh là “giáo viên 4.0”, cô Phạm Thị Ngọc Mai - giáo viên môn Địa lý Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Đức Thọ) đã không ngừng khai thác hiệu quả từ cuộc cách mạng 4.0. Cô giáo Mai từng được biết đến với thành công của mô hình “lớp học đảo ngược” và đến nay, các bài giảng địa lý của cô đã liên tục được đổi mới.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Cô Ngọc Mai cho biết: “Trước đây, khi mới bắt đầu tôi chỉ ứng dụng phần mềm Skype và công cụ Kahoot, nhưng nay tôi đã sử dụng hơn 10 ứng dụng/công cụ tương tác online vào các bài dạy để tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nhờ đó, bài học luôn sinh động và công tác quản lý, tổ chức lớp học cũng thuận lợi hơn. Hiện nay tôi cũng đã trở thành viên của nhóm Microsoft toàn cầu nên các bài giảng đã được kết nối trên phạm vi toàn thế giới”.

Trở lại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai lần này, chúng tôi may mắn được chứng kiến giờ học Địa lý về kinh tế Đông Nam Á của lớp 11D1. Thay vì nói về khu vực, cô Ngọc Mai đã chọn đất nước Singapore và kết nối với một giáo viên ở đất nước đó để vừa tìm hiểu về nền kinh tế, xã hội của quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á này, đồng thời giới thiệu về đất nước Việt Nam.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Em Trần Thị Hồng Thắm chia sẻ: “Là một trong những học sinh được chọn tham gia đối thoại với đại điện đất nước Singapore, em rất hào hứng. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, em cũng chuẩn bị thêm các kiến thức về Việt Nam để giới thiệu với nước bạn, đặc biệt, buổi học này, em rất tự hào khi giới thiệu về đặc sản cu đơ”.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Học sinh Trường Nguyễn Thị Minh Khai vẫn thường gọi những giờ học Địa lý của cô Ngọc Mai là “giờ học 4.0” bởi các em không chỉ được mở rộng chân trời tri thức mà còn được rèn luyện kỹ năng sử dụng các công cụ online, cũng như trau dồi khả năng nghe và nói tiếng Anh.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Hướng tới mục tiêu dạy để học sinh biết và làm, nhiều năm nay, thầy Trần Công Sang - giáo viên Vật lý Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Kỳ Anh) liên tục giành được những “mùa quả ngọt”.

Thầy Sang cho biết: “Trước đây tôi chỉ dạy học trò về lý thuyết, chính vì vậy những bài học Vật lý rất khô khan, không mấy hấp dẫn học sinh. Những năm gần đây tôi nghiên cứu sâu hơn về thực hành. Ngoài kiến thức chung, tôi còn tìm kiếm thêm các phương pháp trên mạng internet. Tôi cùng học sinh kết nối với các CLB khoa học kỹ thuật ở nước ngoài, trong đó có nhiều bạn là học sinh cũ của tôi, từng đạt các giải thưởng về sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh và quốc gia. Nhờ đó, học sinh của tôi sớm tiếp cận được với những công nghệ khoa học tiên tiến nhất thế giới”.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Em Thiều Nguyễn Quỳnh Nga - học sinh lớp 10A1 tâm sự: “Em rất thích môn Vật lý, ở bậc THCS em đã từng giành giải 3 Cuộc thi sáng tạo KHKT cấp quốc gia về đề tài “Ván giẫm nhảy xa tự động”. Thật may mắn là trong môi trường của Trường THPT Nguyễn Huệ, niềm say mê đó của em đã được các thầy chắp cánh. Noi gương các anh đi trước như Cao Quang Hùng, Nguyễn Nhật Lâm…, hiện nay em đang xây dựng ý tưởng để tiếp tục chinh phục khoa học công nghệ”.

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

Giáo viên thời 4.0 ở Hà Tĩnh

“Nếu không có sự phát triển của internet và công nghệ khoa học kỹ thuật trên thế giới thì những giờ dạy Vật lý của tôi không thể sinh động và hiệu quả như thế. Nhiều khi tôi và học trò tìm ra ý tưởng rồi mới đi tìm công nghệ trên mạng nhưng cũng có khi, tiếp cận được các công nghệ rồi chúng tôi mới bắt đầu xây dựng ý tưởng” – thầy Sang bộc bạch.

Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống KT-XH. Trong phạm vi của ngành giáo dục, các “giáo viên 4.0” cũng đã và đang tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong phương pháp day và học. Từ đó, cũng tạo nên một thế hệ học sinh ham học, năng động và không ngừng sáng tạo, vươn lên trong học tập.

thiết kế: huy tùng

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.