Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn
Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Xây dựng đội ngũ nhà giáo chuẩn mực, giỏi chuyên môn, giàu tình yêu thương; môi trường giáo dục đổi mới, sáng tạo, nhân văn là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của ngành GD&ĐT Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo về những cách làm hiệu quả và định hướng để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

42 năm gắn bó với nghề giáo từ vai trò của người đứng trên bục giảng đến nhà quản lý, đến bây giờ ở tuổi 96, hằng ngày tôi vẫn cập nhật tình hình đất nước và tỉnh nhà. Tôi vui mừng vì vùng đất hiếu học tiếp tục giành được những kết quả nổi bật, đại bộ phận nhà giáo vẫn nỗ lực học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, miệt mài cống hiến; truyền thống tôn sư trọng đạo được phát huy với những giá trị mới.

Điều trăn trở chung, đó là mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động đến mọi lĩnh vực đời sống, trong khi thu nhập của giáo viên (GV) vẫn còn thấp so với tính chất đặc thù nghề nghiệp, cuộc sống của nhà giáo nhiều nơi còn khó khăn. Ở một số địa phương, trường học, còn có những sự việc xảy ra khiến phụ huynh bức xúc, danh dự nhà giáo bị tổn thương; mối quan hệ thầy trò dù thời nay cởi mở hơn so với trước nhưng có lúc tình cảm, trách nhiệm chưa thực sự sâu sắc.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Cần phải nhận thức rằng, nghề làm thầy là một nghề vinh quang, cao quý và bởi vậy nhiệm vụ được giao rất lớn, trách nhiệm hết sức nặng nề. Dù đời sống xã hội có biến đổi như thế nào thì người thầy luôn được coi trọng, luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, theo tôi, người thầy cần phải luôn đề cao lương tâm và trách nhiệm, lòng tự trọng, tự tôn để tự giữ mình và thường xuyên sửa mình; bằng trí tuệ và tấm lòng yêu trò để làm tấm gương sáng cho học sinh. Mặc dù hiện nay phần lớn các thầy cô giáo đều đã có trình độ cao đẳng, đại học thế nhưng để có thể là bậc thầy, để truyền thụ kiến thức sâu rộng cho học sinh, nhà giáo cần không ngừng tự học, cập nhật thông tin, trang bị kiến thức xã hội rộng lớn, tiếp cận công nghệ mới và luôn sáng tạo, đổi mới trong dạy học.

Mới đây, tôi vinh dự được trở về tham dự buổi lễ tri ân do học sinh cũ của Trường phổ thông cấp 1, 2 Thạch Linh (nay là Trường THCS Thạch Linh) tổ chức - nơi tôi từng gắn bó, cống hiến, gặp lại những học sinh cũ giờ đã tuổi ông, bà nhưng vẫn nhớ thầy, nhớ lớp, nhớ cả những bài thơ, bài hát thầy đã dạy. Tôi xúc động và tự hào vô cùng và tôi nghĩ rằng niềm tin yêu, mến phục, tình cảm thương nhớ, tự hào của các thế hệ học sinh chính là niềm vinh quang vô bờ của nghề giáo.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Xuyên suốt phương châm “Giáo dục từ trái tim”, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ (huyện Đức Thọ) luôn quán triệt các thế hệ giáo viên trước hết coi trọng giáo dục đạo đức, dạy kỹ năng rồi mới truyền thụ kiến thức. Song song với thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình hiện hành đối với lớp 5, nhà trường tập trung xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Ở đó, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đồng bộ, phương pháp giáo dục được đổi mới theo hướng đậm tính nhân văn, thầy cô và học sinh luôn gắn kết, gần gũi, cảm thông và yêu thương nhau.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Cô giáo đón học sinh vào lớp 1 ở Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ.

Thực tế xây dựng môi trường học tập theo hướng đổi mới của nhà trường cho thấy, môi trường hạnh phúc, môi trường giáo dục nhân văn được xây dựng thành công, phải được kết tinh từ nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ cán bộ, GV có tính quyết định. GV luôn phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo sự hứng thú trong từng tiết học; trao cơ hội để học sinh được trình bày, chia sẻ ý kiến của mình. Trong môi trường cởi mở đó, GV sẽ hiểu được điểm yếu, điểm mạnh của mỗi học sinh, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng giúp các em phát huy được khả năng của mình. Đặc biệt, nhà trường đặt ra yêu cầu GV cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức; ứng xử chuẩn mực trong mối quan hệ với xã hội, với phụ huynh, đồng nghiệp và nhất là với học sinh. Đồng thời, GV còn phải là một chuyên gia tâm lý để định hướng, dìu dắt, hỗ trợ những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.

Tại Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ, chúng tôi đặc biệt quan tâm giáo dục học sinh tình yêu thương, sự thấu hiểu và chia sẻ, thông qua các mô hình: “Đôi bạn cùng tiến”, “Tết ấm yêu thương”; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, diễn đàn như: “Điều em muốn nói”, “Điều ước của em”, “Tri ân thầy cô giáo”, “Gửi mẹ yêu”... để giáo dục các em sống có trách nhiệm với bản thân, biết yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân, sống hài hòa với cộng đồng xã hội.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội đang gặp nhiều thách thức; đạo đức truyền thống người thầy cũng đang bị thử thách vì ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường. Trước thực trạng đó, Khoa Sư phạm Trường Đại học Hà Tĩnh luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên có đạo đức trong sáng, yêu nghề mến trẻ, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó tập trung tuyên truyền, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo - người đoàn viên, thanh niên trong thời đại Hồ Chí Minh. Tăng cường phát triển đảng viên trong sinh viên và phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong học tập, rèn luyện, trong tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội...

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tranh tài hùng biện tiếng Anh.

Hằng năm, khoa triển khai tháng nghiệp vụ sư phạm đến từng chi đoàn, trong đó tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm với nội dung tập trung vào việc hình thành nhân cách nhà giáo, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên. Thông qua tổ chức các đợt sinh hoạt văn nghệ với các nội dung trọng tâm: “Ông đồ xứ Nghệ”, “Người thầy cõng chữ về bản”, “Người thầy cũng là người chiến sĩ”, “Người thầy vượt qua mưa bom bão đạn truyền thụ tri thức cho học sinh” đã làm nổi bật hình ảnh về phẩm chất, đạo đức cao quý của người GV. Qua đó, các thế hệ sinh viên đã nhận thức sâu sắc về việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp, củng cố niềm tin và tự hào với con đường mình đã chọn. Ngoài ra, Khoa Sư phạm còn khuyến khích sinh viên tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm đoàn trường, liên chi đoàn với nhiều hoạt động ý nghĩa, tiêu biểu như: Dự án “Một bức tranh nhiều hy vọng”, hằng tuần đến các bệnh viện giúp đỡ bệnh nhân; Câu lạc bộ ENV, truyền thông về môi trường, bảo vệ động vật hoang dã; Câu lạc bộ đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ sinh viên nước bạn Lào...

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Nhận thức rõ vai trò, vị trí của đội ngũ nhà giáo trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua, Sở GD&ĐT đã có nhiều giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của nghề giáo.

Theo đó, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm và những giá trị truyền thống của nhà giáo; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trong ngành như: “Thi đua dạy tốt, học tốt”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học hạnh phúc”... Xây dựng môi trường giáo dục mở, thân thiện; tăng cường mối quan hệ gắn bó thầy trò, nhà trường với gia đình, xã hội nhằm mang đến cho cán bộ quản lý, GV và học sinh một môi trường dạy học với niềm vui, sự thoải mái, có cảm xúc tích cực để gắn kết và cống hiến. Môi trường đó tạo động lực và đặt ra yêu cầu cán bộ, GV trong ngành dành toàn bộ tâm huyết, trí tuệ thực hiện tốt nhất nhiệm vụ với phương châm xuyên suốt là lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường làm nền tảng, thầy cô giáo làm động lực.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Thị Quỳnh Diệp trao chứng nhận cho 10 nhà giáo trẻ tiêu biểu năm 2023.

Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV bằng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn thiết thực; nhất là về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; đề cao tính tự học của nhà giáo để hoàn thiện mình trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ thông tin và yêu cầu đổi mới giáo dục, thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hội thi, diễn đàn chuyên môn cho GV.

Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh hiện có 22.972 cán bộ quản lý, GV, giảng viên và nhân viên, cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phần lớn đều có phẩm chất, đạo đức tốt, tâm huyết, gắn bó với nghề, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp quyết định vào những kết quả, thành tích mà giáo dục Hà Tĩnh đã đạt được trong thời gian qua. Trong đó nhiều thầy cô thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, được phụ huynh và học sinh yêu mến, quý trọng.

Những câu chuyện ấm áp dưới mái trường (bài cuối): Sự chuẩn mực, tri thức và tình yêu thương làm nên môi trường giáo dục nhân văn

Bài 1: Cùng trò nghèo vượt khó

Bài 2: Bản làng vui có bước chân thầy cô

Bài 3: Tri ân trường cũ, tiếp sức những ước mơ xanh

Thiết kế: Công Ngọc

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast